Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Thí sinh đến làm thủ tục đợt 2 đạt 75,30%

Theo báo cáo của Hội đồng tuyển sinh, hôm nay đã có 121 trường tiến hành làm thủ tục dự thi cho thí sinh thi đợt 2.

Mặt trái của trào lưu dạy thêm, học thêm ở châu Á

Thường được ví như một hình mẫu về giáo dục phổ thông cho các khu vực khác trên thế giới, nhưng châu Á cũng đang bị đe dọa bởi sự phát triển nhanh tới mức đáng báo động của các hệ thống, dịch vụ dạy thêm. Điều này cũng cản trở những nỗ lực nhằm giảm sự bất cân bằng về kinh tế-xã hội của khu vực.

Hàn Quốc đang cố gắng thay đổi các chính sách về thi tuyển nhằm giảm bớt áp lực cho học sinh. Trong ảnh: Học sinh Hàn Quốc chuẩn bị cho một kỳ thi.

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Lúng túng với quy chế

Hôm qua, 5-7, hơn 630.000 thí sinh cả nước đã hoàn thành đợt thi đầu tiên kỳ thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ năm 2012

Tỉ lệ thí sinh (TS) dự thi/tổng số hồ sơ đăng ký dự thi trong toàn đợt đạt 86,06%. Nhiều trường tại TPHCM có tỉ lệ TS dự thi ở mức cao. Cụ thể: ĐH Cảnh sát Nhân dân: 95,39%; ĐH Sài Gòn: 86,22%; ĐH Sư phạm Kỹ thuật: 86,18%; ĐH KHXH&NV: 85,4%; ĐH Tài nguyên - Môi trường, ĐH Nông Lâm, ĐH Sư phạm, ĐH Mở, ĐH Công nghiệp Thực phẩm và Học viện Hành chính Quốc gia vẫn duy trì ở mức 84% - 85%. Cụm thi Cần Thơ cũng đạt tỉ lệ 84,4%.

Dẹp nạn “cò” đeo bám thí sinh

Các tình nguyện viên tại TP.Đà Nẵng đã đưa ra nhiều mô hình sáng tạo dẹp nạn “cò” đeo bám thí sinh trong đợt 1 Tiếp sức mùa thi 2012.

Theo đó, từ ngày 28.6 đến 4.7, 1.520 tình nguyện viên tại 38 điểm tiếp sức ở Đà Nẵng đã tư vấn cho 11.628 thí sinh cùng người thân, giới thiệu 670 chỗ ở miễn phí tại nhà dân, 1.000 chỗ ở miễn phí tại ký túc xá cùng 5.322 chỗ trọ giá rẻ từ 10.000 - 30.000 đồng/ngày/người.
Các tình nguyện viên còn vận động được 4.509 suất ăn miễn phí, 873 chuyến xe miễn phí, 4 xe buýt miễn phí từ bến xe đến chợ Hàn với tần suất 3 chuyến/chiếc/ngày, tặng 15.000 bản đồ…

Nhiều mô hình đưa đón thí sinh miễn phí ra đời góp phần dẹp nạn xe ôm "chặt chém" TS

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Đề thi được đưa ra ngoài trước thời gian quy định ?

Ngay trong thời gian thí sinh (TS) vẫn còn làm bài, đề thi môn toán xuất hiện tràn lan trên mạng.

Điều này đặt ra 2 nghi vấn: TS đã mang máy quay, chụp hình và đưa đề thi lên mạng, hoặc TS ra khỏi phòng thi sớm nhưng giám thị không giữ lại đề thi theo đúng quy định.
Chụp đề từ phòng thi ?
Ngày 4.7, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một tấm hình được cho là đề thi môn toán trong đợt 1 kỳ thi ĐH năm 2012. Cụ thể, trên trang Facebook Tung Arsenal - Hội những người sinh năm 1993, hình ảnh đề thi được đưa lên vào lúc hơn 9 giờ sáng.
Lần theo con đường các Facebook này sao chép của nhau, cộng đồng mạng cho biết nguồn xuất phát từ một thanh niên tự xưng sinh năm 1993. Đề thi của các trang này đều trùng với đề thi của Bộ GD-ĐT và thời điểm có hình ảnh trên mạng cũng xấp xỉ với 2/3 thời gian làm bài của TS (bắt đầu làm bài thi lúc 7 giờ 15).
Từ đó về sau, hàng ngàn người đã vào đọc và bình luận về thông tin này, gây xôn xao trong cộng đồng mạng cũng như dư luận. Điều khó hiểu là khoảng 10 giờ 30, khi chúng tôi vào các trang này kiểm tra thông tin thì không thể xem được hình ảnh mà chỉ hiển thị bình luận. Trong các phần bình luận này có nhiều người cho biết đây là đề thi năm 2011.
 Đề thi môn toán được đưa lên Facebook lúc hơn 9 giờ sáng
Đề thi môn toán được đưa lên Facebook lúc hơn 9 giờ sáng
Đặt trường hợp người này đưa trước đề thi năm 2011 sau đó đổi thành đề thi năm 2012 thì phần hiển thị thời gian trên Facebook cũng phải thay đổi. Tuy nhiên thời gian đưa hình ảnh lên mạng vẫn không thay đổi. Một chi tiết khác khiến cộng đồng mạng cho rằng đề thi này được chụp trong phòng thi vì sau đề thi có một tờ giấy nháp làm bài thi đính kèm.
Chiều 4.7, cũng trên trang Facebook này lại đưa lên hình ảnh đề thi môn vật lý khi chưa hết 2/3 thời gian làm bài của TS. Tuy nhiên, theo xác định của chúng tôi, đây chỉ là mã đề thi 683 của môn thi vật lý kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2011.
Sẽ phối hợp công an xác minh
Trao đổi với PV Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: “Đề thi được bảo mật tuyệt đối và không có chuyện lộ đề”. Giải thích vì sao lúc 9 giờ, chưa hết 2/3 thời gian làm bài mà trên mạng đã có đề thi môn toán, ông Ga cho rằng: “Giờ làm bài thi được tính từ 7 giờ 15 nên đến 9 giờ 15 là TS được phép ra ngoài. Có thể giám thị ở hội đồng thi nào đó đã tính thời gian làm bài bắt đầu từ lúc phát đề là 7 giờ nên đã cho phép TS ra ngoài và mang theo đề thi. Đây là lỗi của giám thị vì nếu TS ra sớm, giám thị phải thu lại đề thi. Tuy nhiên, việc đề thi được mang ra ngoài trong thời gian này thì không gọi là lộ đề vì đề thi đã được mở ra. Việc lộ đề phải tính từ trước khi bóc đề thi”. Thứ trưởng Ga cũng cho biết đã yêu cầu các hội đồng nhắc nhở giám thị trong việc quản lý đề thi. Tuyệt đối không được để TS mang đề thi ra ngoài khi chưa hết thời gian làm bài.
Tại cuộc họp báo chiều 4.7, ông Đỗ Quốc Anh, Vụ trưởng, Giám đốc cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, khẳng định: “Bộ GD-ĐT đã phối hợp với cơ quan chức năng xác minh rõ sự việc đề thi môn toán bị tung lên mạng xã hội Facebook trong buổi sáng. Cơ quan điều tra đã xác định, đề thi toán được đăng tải lên Facebook vào lúc 9 giờ 38 phút, thời điểm này là quá 2/3 thời gian làm bài thi. Ở thời điểm trên, đúng ra TS khi rời khỏi phòng thi và khu vực thi phải nộp lại đề thi cùng bài thi, nhưng có thể do sơ suất của cán bộ coi thi nên mới xảy ra sự cố trên”.

Không trúng tuyển lớp 10, học ở đâu?

Vẫn còn nhiều cơ hội học tập cho những học sinh (HS) chưa được vào lớp 10 công lập.

Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng: “Lớp 10 công lập không phải là cánh cửa duy nhất để mở đường cho sự nghiệp và việc học hành của các em. Còn rất nhiều mô hình trường lớp dành cho những học sinh này. Chẳng hạn như các trường dân lập, các trung tâm GDTX, hệ bổ túc văn hóa của các trường TCCN, CĐ hoặc ĐH…”.
Học văn hóa
Theo thống kê của Sở GD-ĐT, hiện TP có 83 trường THPT dân lập, tư thục. Trong đó, Trường THPT Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Khuyến… dành cho HS có học lực từ khá trở lên với yêu cầu cụ thể về  điểm số cho các môn toán, văn, tiếng Anh, vật lý; hoặc trải qua  kỳ kiểm tra đầu vào… Mức học phí của 2 trường trên là khoảng 2 triệu đồng/tháng.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Không nên “đẽo cày giữa đường”

Nhận định về việc thay đổi của Bộ GD-ĐT trong quy chế tuyển sinh năm nay, GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: “Đây là một ý tưởng tiến bộ tuy nhiên, có rất nhiều điều không ổn trong quy định này”.

 

Có cảm giác toàn bộ kỳ thi này là phục vụ cho việc chống tiêu cực nhiều hơn là mục đích quan trọng nhất: tuyển chọn người xứng đáng vào ĐH

 GS Đào Trọng Thi

Những kinh nghiệm từ thực tế

 Kinh nghiệm thực tế từ những kỳ thi trước cho thấy nhiều thí sinh đã để mình rơi vào cảnh tình ngay lý gian hoặc gặp phiền phức trong việc chuẩn bị vật dụng mang vào phòng thi. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, thí sinh chỉ được sử dụng máy tính không có thẻ nhớ và chức năng soạn thảo văn bản.
Bộ GD-ĐT đã cung cấp danh sách những loại máy tính có thể mang vào phòng thi. Vì vậy, thí sinh cần phải kiểm tra và lựa chọn loại máy tính phù hợp, tốt nhất là nằm trong danh mục Bộ
GD-ĐT đã công bố. Mùa thi trước đã có nhiều thí sinh mang các loại máy tính lạ, mặc dù vẫn đảm bảo không trái quy định của bộ nhưng thí sinh vẫn bị giám thị giữ máy tính để kiểm tra vì lo ngại có gian lận. Việc này khiến thí sinh bị tâm lý không thoải mái trước khi vào phòng thi.

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Hơn 600.000 thí sinh dự thi ĐH đợt 1

Đợt 1 của kỳ thi ĐH, CĐ 2012 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 4 và 5/7, với hơn 600.000 thí sinh (TS) tham gia dự thi các khối A, A1 và khối V.
Trong đó, khối A1 - khối mới của kỳ thi năm nay - có trên 85.000 hồ sơ đăng ký dự thi. Theo thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, rút kinh nghiệm năm trước, Bộ chỉ đạo tổ đề thi của Bộ phải ra đề đảm bảo không quá khó, không quá dài, không đánh đố TS, nhưng vẫn phải có tính phân loại cao.

Bộ GD&ĐT giải thích rõ thêm về vật dụng điện tử cấm mang vào phòng thi

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh các ĐH, Học viện, các trường ĐH, CĐ giải thích rõ thêm về điểm d, khoản 3, Điều 25 của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy trước sự hiểu chưa đúng về điều khoản này trên một số phương tiện thông tin đại chúng.