Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Vì sao ít điểm 9, 10 môn Văn?

Theo cách ra đề hiện nay ở các trường phổ thông thì chỉ những lớp cuối cấp Phòng - Sở mới ra đề, các lớp còn lại do trường ra đề. Chính từ yếu tố trường ra đề nên nhiều giáo viên chỉ sợ lớp mình đảm nhận có chất lượng thi thấp lớp khác nên ôn đề rất “sát”. Bởi khi thống nhất ra đề cương, các tổ viên thảo luận với nhau nên giới hạn ở phần nào, và ra đề ở đâu. Rồi khi ra đề xong thì tổ hợp lại thảo luận xem đúng kiến thức, ma trận chưa? Nên dẫn đến khi ôn tập trên lớp, giáo viên gần như đã giải đề trước cho học sinh. Chỉ những em quá kém, ham chơi khi ôn tập mới đạt điểm dưới trung bình trong kỳ thi.

Ảnh: Minh họa/ Thanh Tùng

TP.HCM: Sĩ tử được tư vấn ngay trên xe buýt

Nhằm hỗ trợ các thí sinh trong dịp thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013, Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi TP.HCM năm nay bố trí các bạn tình nguyện viên có mặt trên xe buýt để hướng dẫn đường đi cho thí sinh.

Thí sinh và phụ huynh có thể liên hệ với các tình nguyện viên để nhận phiếu đi xe buýt
Đây là điểm mới của chương trình Tiếp sức mùa thi năm nay. Các tình nguyện viên sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền, tư vấn thông tin, phát miễn phí bản đồ cho thí sinh và phụ huynh đang cần giúp đỡ trên các tuyến xe buýt đi qua địa điểm thi.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Sách điện tử có giảm được gánh nặng học tập cho học sinh?

Classbook cài đặt sẵn trọn bộ SGK và sách bổ trợ theo chương trình phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu về khung chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Trước việc học sinh đi học phải mang theo quá nhiều sách vở của các môn học được xem là “quá tải” của chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam đã công bố cuốn sách điện tử Classbook với sự tích hợp 12 bộ sách giáo khoa (SGK) điện tử và nhiều tính năng hữu ích khác để các em có thể đi học nhẹ nhàng, linh hoạt hơn.

Với sách điện tử, học sinh được giảm nhẹ gánh nặng “mang, vác” hơn.

Hà Nội ra Quy định mới về trường học chất lượng cao

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc vừa ký Quyết định quy định các tiêu chí đánh giá, nhận biết các trường đạt chất lượng cao.
Theo đó, các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy, dịch vụ giáo dục chất lượng cao phải đạt quy định ở các cấp Mầm non, phổ thông. 
Cụ thể, với đội ngũ giáo viên, trường chất lượng cao bậc Mầm non phải có hiệu trưởng được đánh giá, xếp loại xuất sắc theo chuẩn hiệu trưởng của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, các cán bộ quản lí phải đạt trình độ đào tạo Đại học chuyên ngành trở lên, có bằng hoặc chứng chỉ quản lí giáo dục, quản lí hành chính nhà nước, lí luận chính trị từ trung cấp trở lên.
Trường có ít nhất 70% giáo viên đạt trình độ đào tạo chuyên ngành trên chuẩn và có chứng chỉ tiếng Anh đạt trình độ A, 10% có trình độ B, ít nhất có 80% giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, có 100% giáo viên được đánh giá, xếp loại khá trở lên theo chuẩn Nghề nghiệp giáo viên. Nhất thiết trường phải có giáo viên chuyên biệt dạy các môn tạo hình, âm thanh, nhạc, thể…
Với chương trình giảng dạy, ở cấp Mầm non cần có chọn lọc, bổ sung một số nội dung phù hợp với sự phát triển của trẻ, tăng cường các hoạt động theo chủ đề, nâng cao kĩ năng vận động cho trẻ…

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Học sinh tương tác kiến thức cùng sách giáo khoa điện tử

Sáng 26-6, tại Hà Nội, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đã ra mắt Sách giáo khoa điện tử Classbook. Đây là sản phẩm do NXBGD Việt Nam nghiên cứu và phát triển.
Classbook giúp học sinh tiếp cận kiến thức trong sách giáo khoa một cách sống động và lý thú hơn

Vào lò luyện… chép cấp tốc

Nhiều sĩ tử tỉnh lẻ lên Hà Nội ôn thi khối C phải giật mình vì lối luyện… đọc, chép cấp tốc của các giáo viên tại một vài “lò” luyện.

Đọc - chép… như gió
Qua tìm hiểu, chúng tôi đã tìm đến Trung tâm luyện thi tại nhà số 1, ngõ 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Đón chúng tôi là một nhân viên nam chừng hơn 40 tuổi. Sau khi nói nguyện vọng ôn thi khối C, nhân viên này đã nhiệt tình tư vấn: “Trung tâm có đội ngũ giáo viên dày dạn kinh nghiệm, có uy tín lâu năm, là giáo sư, tiến sĩ của hai trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn và Đại học khoa học tự nhiên nên học ở đây tốt lắm. Lớp Văn chỉ có 60 người, còn lớp Sử và Địa chỉ có khoảng 20 người thôi nên học có hiệu quả lắm, không ồn ào như các trung tâm khác đâu”.
Sau đó, nhân viên này phát cho chúng tôi một tờ giấy trong đó có ghi lịch học của các môn Văn, Sử, Địa kèm theo tên và học vị của các giáo viên giảng dạy. Dạy Văn là một Thạc sĩ công tác tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội, dạy Sử là một Tiến sĩ thuộc trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, còn một Phó giáo sư - Tiến sĩ giảng dạy môn Địa thuộc trường Đại học Khoa học tự nhiên.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Ngán ngẩm lò luyện thi khối C

Mặc dù đã tung đủ chiêu, cũng như trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ học tập song nhiều lò luyện thi khối C trên địa bàn Hà Nội vẫn không thu hút được nhiều học sinh. Kiến thức cũ cộng với phương pháp dạy không mới gây ra tâm lý chán nản cho người học.
Đủ chiêu nhưng vẫn ế dài
Sau khi kỳ thi tốt nghiệp kết thúc được vài ngày thì các lò luyện thi bắt đầu “nóng” trở lại. Song, đối với các lò luyện thi khối C, thí sinh lại không mấy mặn mà. Một phần là do những năm trở lại đây, hồ sơ đăng ký thi vào khối C ngày càng giảm, thậm chí nhiều trường THPT không có lớp khối C vì quá ít học sinh đăng ký học.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các trung tâm ôn luyện khối C thường tập trung ở hai khu vực trên địa bàn Hà Nội đó là khu vực trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Chỉ tính riêng khu vực trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có 4 lò luyện thi lâu năm, đó là chưa kể các lò vừa mới “mọc” thêm.
Lịch học cấp tốc được đặt trước cửa một trung tâm ôn thi đại học tại Xuân Thủy, Cầu Giấy

'Mổ xẻ' nguyên nhân có hơn 40.000 học sinh trượt tốt nghiệp THPT

Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) giảm mạnh, đã có hơn 40 nghìn học sinh đã trượt tốt nghiệp. Nhiều học sinh "chết rạp" ở môn thi Địa lý. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi, liệu tỉ lệ đỗ có tỉ lệ nghịch với việc nghiêm túc trong thi cử. Liệu công tác coi thi nghiêm túc hơn thì kết quả có thấp hơn nữa không?

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp do coi thi chặt?
Tốt nghiệp THPT năm 2012 với  97,63% học sinh đạt điểm. Năm 2011, hệ giáo dục phổ thông có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp toàn quốc là 95,72%. Trong đó, tỷ lệ tốt nghiệp loại khá và loại giỏi đạt 13,83%. Và những năm 2010, 2009, 2008 cũng đều là những năm có tỷ lệ đỗ cao ngất ngưởng, hàng chục tỉnh có tỷ lệ đỗ sát nút 100%. Từ số liệu của liên tiếp 5 năm gần đây cho thấy, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT liên tục cao, và những thí sinh bị trượt được coi là "của hiếm". Cũng vì lẽ đó mà nhiều người cho rằng thi tốt nghiệp chỉ là một hình thức, còn chuyện đỗ đã là đương nhiên, biểu đồ kết quả thi tốt nghiệp của các năm chỉ là những mũi tên theo chiều hướng lên thẳng.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Thí sinh Hà Nội giải quyết thất lạc phiếu báo thi trước 30/6

Sau 25/6, tổng số thí sinh đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ sẽ được công bố.
Thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường hợp thất lạc phiếu báo thi sẽ được Sở giải quyết nhanh chóng kịp thời, nhằm phục vụ thí sinh thi tuyển vào các trường ĐH, CĐ năm nay 2013.
Khi mất hoặc không nhận được phiếu báo thi, thí sinh cần mang theo phiếu số 2, giấy tờ tùy thân có dán ảnh đến trường hoặc phòng GD&ĐT để được xác nhận đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Những đơn vị này sẽ có trách nhiệm liên hệ với trường mà thí sinh đăng ký dự thi, hướng dẫn làm các thủ tục liên quan, tạo thuận lợi nhất để thí sinh dự thi theo đúng nguyện vọng đã đăng ký.
Thí sinh mùa thi 2013.

Lấy danh, tạo tiếng… phản giáo dục!

Với các trường NCL, ngoài cơ sở vật chất thì tỉ lệ đậu tốt nghiệp được xem là “tấm vé” bảo chứng uy tín đối với phụ huynh HS khi chọn trường cho con. Vì thế, nhiều trường vì lợi ích kinh tế, đã không ngần ngại dùng các chiêu bài lấy danh tạo tiếng, trong đó không loại trừ cả việc tìm cách thải loại những HS yếu, kém ra khỏi trường.
Nhà trường phải là nơi HS được bình đẳng trong học tập
Nhà trường phải là nơi HS được bình đẳng trong học tập

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Công việc hành chính như chiếc còng bằng vàng

Ông Trần Đức Cảnh từng tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế và khóa tham mưu cao cấp Tại Học viện hành chính John F. Kennedy (ĐẠi học Harvard) và nhiều năm là thành viên Hội đồng liên trường đại học vùng Đông Bắc bang Massachusetts (Neccum).

Ông Trần Đức Cảnh - Tranh: Hoàng Tường
Gần 40 năm sống, học tập và làm việc tại Mỹ, ông luôn nhiệt tình tham gia các chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tại Việt Nam như: chương trình học bổng Fulbright, quỹ giáo dục Việt Nam (VEF) và là cầu nối giữa các trường đại học Mỹ và Việt Nam.

Tác động của toàn cầu hóa đến chất lượng giáo dục ĐH

Từ ngày 20-21/6, Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam ( SEAMEO RETRAC) đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Tác động của toàn cầu hóa đến chất lượng giáo dục đại học".
Các đại biểu tham gia hội thảo
Các đại biểu tham gia hội thảo
Tham dự Hội thảo quốc tế thường niên lần này có sự hiện diện của ông Trần Bá Việt Dũng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GD&ĐT), đại diện các cơ quan ngoại giao, lãnh đạo và các chuyên gia giáo dục, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy hàng đầu đến từ các trường ĐH, CĐ, học viện trong và ngoài nước.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Biển đảo vào đề thi, chưa đủ…

Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 năm nay của Hà Nội là đề mở có tính thời sự, gây hứng thú ở câu hỏi về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. Nhưng câu hỏi đó không dễ, vì SGK lịch sử phổ thông đến nay vẫn "trống” mảng Biển Đông.



Học sinh tham quan triển lãm về biển đảo Việt Nam

Game giáo dục: Giải pháp tốt giúp học sinh bớt căng thẳng sau giờ học

Theo kết quả một cuộc khảo sát về thái độ của phụ huynh đối với những câu hỏi khoa học của con với sự tham gia của 2.000 bậc cha mẹ cho thấy 65% phụ huynh cảm thấy lúng túng do không biết đáp án chính xác khi trẻ em đặt câu hỏi. Những câu mà họ sợ nhất lại chỉ đả động tới những kiến thức cơ bản của cấp I, cấp II hay kiến thức phổ thông. 


Nhiều bậc phụ huynh cùng các chuyên gia cho rằng game giáo dục là giải pháp tốt giúp các em học sinh vừa giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau giờ lên lớp

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT cả nước đạt 97,5%

Bộ GD-ĐT vừa cho biết, kết quả sơ bộ từ 64 tỉnh thành, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp giáo dục THPT đạt 97,52%, giáo dục thường xuyên đạt 78,08%.
Theo thống kê từ 64 đơn vị gồm Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố cả nước và Cục nhà trường Bộ Quốc phòng, năm nay tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT đạt tỷ lệ 97,52%, thấp hơn so với năm 2012 là 1,45% (năm 2012 là 98,97%). Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở hệ giáo dục thường xuyên đạt 78,08%, thấp hơn so với năm 2012 là 7,39% (năm 2012 là 84,47%).
Cả nước có 946.064 đăng kí dự thi trong đó, 854.355 thí sinh giáo dục THPT và 91.709 thí sinh giáo dục thường xuyên. Số thí sinh đến dự thi ngày thi cuối của kỳ thi là 942.549. Có 2.296 Hội đồng coi thi, huy động 142.361 cán bộ, giáo viên tham gia coi thi.
 - 1
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013

Kỳ thi tốt nghiêp THPT 2013: Thành công, vì sao?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay đã qua đi khá suôn sẻ. Trời như cũng chiều non một triệu cô cậu sĩ tử lần đầu bước vào cuộc thi lớn nên thời tiết trong suốt 3 ngày thi (từ 2 - 4/6) mát mẻ dễ chịu hơn so với những ngày viêm nhiệt dữ dằn trước đó. Tin tức thi cử từng ngày loan trên mặt báo cũng như trên màn ảnh nhỏ chủ yếu là những tin tốt lành, dù hệ thống phóng viên giáo dục vẫn nghiêm túc “khó tính, xét nét kỹ lưỡng” như mọi năm.
Niềm vui làm được bài thi
Niềm vui làm được bài thi

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Hà Nội: Hơn 71 ngàn học sinh "đua" vào lớp 10

Được xem là căng thẳng không kém thi ĐH, hơn 71 ngàn học sinh lớp 9 ở Hà Nội sáng nay 18-6 đã tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2013-2014 trong khi chỉ tiêu lớp 10 công lập và lớp không chuyên của Hà Nội năm nay là hơn 49 ngàn.


Hơn 71 ngàn học sinh Hà Nội dự kỳ thi vào lớp 10 trong khi chỉ tiêu trường công lập chỉ hơn 49 ngàn

Nhật Bản sẽ hủy bỏ kỳ thi Đại học trong 5 năm tới

Ngày 7/6 vừa qua, nguồn tin từ phía Bộ Giáo dục đào tạo Nhật Bản cho biết Bộ này đang lên kế hoạch hủy bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia và thay vào đó là hệ thống thi đại học mới.

Hiện tại, những học sinh phổ thông muốn học lên Đại học buộc phải trải ua kỳ thi đại học quốc gia. Thông thường, mỗi một kỳ thi Đại học như thế sẽ được Trung tâm Thi tuyển Đại học Quốc gia tổ chức trong 2 ngày vào tháng Giêng hàng năm. Ngoài ra, những thí sinh này sẽ phải thi một vòng thi khác nữa để có cơ hội học tập tại ngôi trường ĐH mong muốn. 

Nhật Bản sẽ hủy bỏ kỳ thi Đại học trong 5 năm tới 1

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Vào guồng tuyển sinh lớp 10

Hôm nay (17/6), trên 71.000 thí sinh thi tuyển vào lớp 10 của Hà Nội đã đến điểm thi để  nghe phổ biến quy chế thi, chuẩn bị cho môn thi đầu tiên vào ngày mai (18/6).
123
 

Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2013: Bất thường?

Dường như có điều bất thường ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay khi tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở các tỉnh nghèo, những nơi được cho là “vùng trũng” giáo dục lên đến trên 99%. Trong khi đó, các thành phố lớn tỷ lệ tốt nghiệp lại khiêm tốn hơn.
Đến cuối chiều 16/6, đã có hơn 20 tỉnh, thành công bố kết quả tốt nghiệp. Các TP lớn cho biết, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT năm nay giảm hẳn so với năm 2012. Thông báo ngày 16/6 của sở GD-ĐT Đà Nẵng cho thấy tỷ lệ tốt nghiệp của địa phương này là 98,68%, thấp hơn tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2012 (99,53%). Ở hệ GDTX, tỷ lệ thí sinh thi đỗ là 63,85%, cũng thấp hơn so với năm 2012.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Bộ Giáo dục: Xã hội bạo lực, học đường sẽ bạo lực

Phát biểu tại Quốc hội ngày 13/6, Bộ trưởng Bộ giáo dục Phạm Vũ Luận đã nhấn mạnh đến vấn đề bạo lực học đường và một trong những nguyên nhân ông đưa ra là do xã hội đang có quá nhiều hành vi bạo lực. 

Theo ông Phạm Vũ Luận trong những năm vừa qua đã có nhiều tấm gương trong học tập học sinh nghèo vượt khó, tấm gương trong tu dưỡng, trong hoạt động cộng đồng, có cả những tấm gương đã hy sinh thân mình vì việc nghĩa làm lay động chúng ta. 
 
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó, tình trạng bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp, vấn đề đạo đức học sinh cũng có những diễn biến mới. 
 
Vốn là một người thầy, ông Luận chỉ ra các nguyên nhân về tình hình này, trước hết bản thân các cháu đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các cháu còn nhỏ, đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và tâm lý, muốn tự khẳng định mình và hiếu động, như các cụ thường nói "khôn đâu đến trẻ", cho nên không đúng được điều chúng ta mong muốn.

"Đấu giá" suất học trái tuyến: Tránh thất thoát số tiền lớn?

Để con được học trái tuyến ở trường tiểu học được coi là “điểm”, không ít phụ huynh sẵn sàng chấp nhận mọi chi phí, chấp nhận rủi ro để chạy trường. Để hạn chế tình trạng này, liệu có nên "đấu giá" các suất học trái tuyến thực tế vốn đang tồn tại?

Xung quanh chuyện chạy trường, có không ít phụ huynh còn "ủ mưu" từ cả năm trước. Để hiệu trưởng và các giáo viên biết mặt, phụ huynh tham gia đóng góp cho trường ngay trước ngày nộp hồ sơ. Dưới hình thức sổ vàng, đóng góp bằng vật chất cho trường, có phụ huynh còn đòi thay gạch cho sân trường khi chỉ mới nộp hồ sơ trái tuyến; Có phụ huynh tìm cách chạy hộ khẩu khi con mới 4 tuổi... 

Cho dù ở các đô thị lớn đang cấm và hạn chế mức tối đa việc học trái tuyến, song thực tế này vẫn đang diễn ra. Các phụ huynh đang phải chi một khoản tiền lớn, chạy hết cửa nọ cửa kia, thậm chí qua cò, để chạy trường cho con. Và thực tế là, số tiền khổng lồ đó đang chui vào túi một số cá nhân.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Cứu tinh cho nữ sinh

Môi trường sống an toàn và thân thiện hiểu theo nghĩa rộng nhất là ước mơ của bất kỳ ai, không chỉ các nữ sinh – chiếm gần 50% số học sinh các trường trung học. Tuổi học trò, cảm xúc và khả năng tự kiềm chế chưa ổn định, thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu được quy luật của kẻ xấu. Học trò nữ ít được học cách để tự vệ đối phó với cái xấu, cái ác và vượt qua, cũng ít được khuyến khích để tự chủ và độc lập. Nhiều khi phải làm ngơ, để những kẻ xấu chi phối. Đó là lý do học trò nữ cần ưu tiên bảo vệ khỏi nguy cơ bạo hành, không được để trò xấu thắng. Vậy đâu là cứu tinh cho nữ sinh, điều gì giúp các em khỏi thảm họa bạo lực học đường và bạo hành trong giới nữ với nhau? 



Sớm tiến hành thí điểm mô hình trường học 
thân thiện với trẻ em gái

Hà Nội sẽ xử lý nghiêm tiêu cực trong kỳ thi THPT 2013

Chỉ ít ngày sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2012 - 2013 kết thúc và được ngành giáo dục nhìn nhận là "tất cả đã diễn ra an toàn, nghiêm túc", những hình ảnh tiêu cực tại Hội đồng thi Trường THPT Quang Trung, Hà Đông (Hà Nội) lại khiến dư luận băn khoăn.

Hình ảnh trong clip ghi lại cảnh phòng thi lộn xộn, thí sinh mất trật tự, thậm chí thản nhiên trao đổi bài trước mặt giám thị vào thời gian cuối của 2 buổi thi môn Toán và Ngoại ngữ vào ngày 4-6.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Phòng trọ tăng giá, sinh viên bị dọa “làm thịt”

Khi sỹ tử kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT bắt đầu đổ xô ra các thành phố lớn để ôn thi thì cũng là lúc chủ nhà trọ và sinh viên tình nguyện cùng xuống… đường.

Phòng trọ tăng giá, sinh viên bị dọa “làm thịt” 1
Tình nguyện viên tham gia hỗ trợ cho thí sinh tại các bến xe.
 
Chủ trọ lo kiếm khách với giá cao, còn sinh viên tình nguyện lại lo tìm nhà miễn phí, nhà giá rẻ cho sỹ tử. Cuộc “so găng” giữa họ đã xuất hiện nhiều câu chuyện khôi hài…

Trung tâm 'ma' giăng bẫy lừa sinh viên

Nhiều công việc làm thêm như PG, lễ tân, nhân viên kinh doanh… đang có sức hút lớn với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là giới sinh viên. Với mong muốn tìm một công việc bán thời gian hợp lý để có thêm thu nhập, sinh viên đang phải đối mặt với vô vàn mối nguy khôn lường từ các trung tâm "ma".

Những cái "bẫy" được giăng sẵn
Với những bạn trẻ lần đầu ra chốn đô thành, cuộc sống thành thị khiến họ dễ "sa lưới" của những kẻ lừa đảo, trong đó có các trung tâm môi giới việc làm. Không khó để thấy vô số tờ rơi được dán trên tường, bến xe bus, cột điện… hoặc được phát tại những nơi công cộng với nội dung giới thiệu việc làm bán thời gian cho sinh viên. Các công việc làm thêm thường khá đơn giản và nhẹ nhàng như: Nhân viên phục vụ bàn, PG cho các sản phẩm tại siêu thị…, với mức lương "khủng" 150.000 - 170.000 đồng cho một ca làm (khoảng hai tiếng đồng hồ) đã thu hút rất nhiều sinh viên.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Nên có giáo viên chuyên biệt dạy giới tính

Giáo dục giới tính cho trẻ là một vấn đề mà toàn xã hội quan tâm nhưng cách thức như thế nào và mức độ đến đâu vẫn là câu hỏi mà các bậc phụ huynh và nhà trường vẫn luôn trăn trở.
 
  Thật vui khi khám phá chính mình

Hướng dẫn chấm đã rất "mở"

Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT năm nay đón nhận được sự hứng khởi của các thí sinh bởi đề ra không đánh đố, tập trung ở những đơn vị kiến thức cơ bản trong phạm vi chương trình lớp 12. Việc tổ chức cho HS lớp 12 ôn tập ở các trường THPT và thi diễn tập theo sự chỉ đạo nghiêm túc của Sở GD&ĐT Đồng Tháp đã giúp hầu hết các thí sinh giải quyết đề thi khá suôn sẻ.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Nghèo vẫn cho con học trường Quốc tế

Theo tôi, ngay cả giáo dục cũng phải "tiền nào của nấy".

Tôi và chồng cưới nhau được 8 năm và có chung một cậu con trai năm nay lên lớp 2. Dù hai vợ chồng chỉ làm công nhân viên chức nhà nước bình thường, thu nhập cũng thuộc dạng trung bình khá thôi (chồng tôi thu nhập 10-15triệu VNĐ/tháng) nhưng chúng tôi vẫn quyết cho cháu học trường Quốc tế ngay từ khi mới vào lớp 1. Sau một năm cho cu Ben học tại một trường quốc tế nổi tiếng của Hà Nội, vợ chồng tôi hoàn toàn hài lòng với quyết định của mình. Có thể sẽ có người cho rằng vợ chồng tôi “sính ngoại” nhưng theo tôi, ngay cả giáo dục, cũng cần phải “tiền nào của nấy” các bạn ạ
Ngay từ đầu cho con đi học, tôi và chồng đã xác định trường học không chỉ là nơi truyền dạy cho con kiến thức mà còn là nơi giáo dục nhân cách con người. Mà việc giáo dục nhân cách con người ở các trường công thì tôi “hãi” lắm. Trẻ học trường công lập phải tiếp xúc với rất nhiều em nhỏ có hoàn cảnh gia đình khác nhau. Trẻ ngoan có, trẻ hư cũng có. Tôi thực sự khó kiểm soát bạn bè của con mình. Trong khi đó, trẻ em ở các trường quốc tế thường có gia đình cơ bản, chí ít cũng được giáo dục cách cư xử đúng đắn. Người ta vốn có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” chẳng phải sao. Ngoài ra ở trường, Ben còn quen được với rất nhiều bạn nhỏ nước ngoài, điều này giúp con tăng cường khả năng ngoại ngữ, hiểu thêm về văn hóa các nước và không ngại ngùng khi phải nói chuyện với “Tây”.
Nghèo vẫn cho con học trường Quốc tế - 1
Mô hình và phương pháp giáo dục ở trường quốc tế rất hiện đại và khoa học

Đại học không chỉ mang ý nghĩa bằng cấp

“Trường đại học là nơi ta tìm hiểu về bản thân, khai phá tiềm năng của chính mình, ước mơ và bắt đầu thực hiện ước mơ”.

Đó là chia sẻ của Nguyễn Minh Long, một nhà quản lý trẻ của ngân hàng HSBC tại Việt Nam khi được hỏi về tầm quan trọng của việc chọn được một trường đại học phù hợp.
Long tốt nghiệp ngành thương mại, ĐH RMIT Việt Nam, từng đạt giải nhất chương trình Làm giàu không khó năm 2007, từng giữ vai trò tư vấn cao cấp (senior consultant) tại KPMG, một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới và hiện là Trưởng phòng Phân tích Khách hàng Doanh nghiệp (Business Analytic Manager) tại ngân hàng HSBC. 
Can đảm để thay đổi
Năm Long tốt nghiệp phổ thông trung học, ngành công nghệ thông tin đang rất “nóng” và được nhiều bạn nam sinh cuối cấp chọn lựa. Với sự ủng hộ của bố mẹ, Long cũng đăng ký thi chuyên ngành này, dù bản thân không thực sự đam mê. Sau một năm tại giảng đường đại học, cậu sinh viên năm nhất sớm nhận ra đây không phải điều mình muốn theo đuổi lâu dài. Long quyết định kiếm tìm con đường mới. Rồi cậu tình cờ được tham dự lớp học mẫu của ngành thương mại tại ĐH quốc tế RMIT Việt Nam; nơi đây, Long biết mình đã tìm ra một ngã rẽ đúng đắn.

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Chưa có giải pháp quản lý giáo dục rõ ràng

Trước thực trạng nhiều trường tiểu học ngoài công lập đề ra các tiêu chí để lựa chọn đầu vào cho trường mình, với những đợt “sát hạch” thực sự gắt gao đã khiến các cháu phải “gồng mình” vượt qua thử thách đầu đời.

Vô hình trung đã tạo ra áp lực ngay từ đầu bước vào ghế nhà trường.

Trao đổi với PV báo PL&XH, ông Lê Tiến Dũng- Hiệu trưởng trường Tiểu học dân lập Lomonoxop (Hà Nội) cho hay: Theo quy định, tất các các em đến độ tuổi đi học đều được đến trường, nhưng một số nhà trường ngoài công lập lại đề ra các tiêu chí lựa chọn đầu vào như: Chỉ số IQ, tình trạng sức khỏe, không cận thị, không bị tật bẩm sinh… Bởi hiện nay, khi các trường tư đăng ký thành lập nhà trường đã không cam kết nên không có gì phải ràng buộc. Hơn nữa, hiện khối trường tư đang được ưu đãi quá mức nên bị… nhờn, do vậy họ tự ý đặt ra các rào cản trên danh nghĩa để hoạt động”.

Các trẻ em đến tuổi đi học đều phải được đến trường.

Sách giáo khoa lịch sử mới sẽ thế nào?

Nhiều chuyên gia về lịch sử đã cho rằng một cuốn sách giáo khoa sử hợp lý hơn sẽ là thứ quan trọng giúp thay đổi hiện trạng dạy và học sử hiện nay... Vậy vấn đề quan trọng này đang được tiếp cận ra sao?

Băn khoăn “dày”, “mỏng”

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Thi thử, lo thật

Chưa đầy một tháng nữa, kỳ thi Đại học, Cao đẳng 2013 sẽ diễn ra. Đây là thời điểm nhiều học sinh “lao” vào các trung tâm, lò luyện thi để đăng ký thi thử như một cách kiểm tra lại kiến thức và rèn luyện tâm lý thi cử cho mình. Tuy vậy, theo cảnh báo của nhiều thầy cô giáo, nếu thi thử không được tổ chức một cách khoa học thì chỉ mang lại sự hoang mang, lo lắng thêm cho học sinh.
c
Không nên thi thử ĐH quá nhiều, dễ dẫn tới tâm lý hoang mang, lo lắng.

Thấy gì từ một kỳ thi tốt nghiệp 'an toàn, nghiêm túc'?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 đã kết thúc vào chiều 4/6, đại diện Bộ GD-ĐT cũng đã khẳng định kỳ thi năm nay diễn ra “cơ bản an toàn và nghiêm túc”. Tuy nhiên, bên cạnh những “an toàn, nghiêm túc” ấy, còn khá nhiều điều đáng để bàn. 
Thiết bị ghi âm, ghi hình: Có chăng chỉ dọa?
Sau “scandal giáo dục” tại trường THPT DL Đồi Ngô (Lục Nam, Bắc Giang), vấn đề thí sinh mang thiết bị ghi hình, ghi âm vào phòng thi đã tạo nên sự tranh luận dữ dội giữa các nhà quản lý giáo dục.
Và trong Hội nghị “Công tác thi và tuyển sinh 2013”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã thông báo quyết định của Bộ GD-ĐT về việc cho phép thí sinh mang các thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi với tác dụng giám sát những tiêu cực kỳ thi. Bản thân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã khẳng định: “Scandal Đồi Ngô, nếu không phải các cháu thì ai có thể phát hiện ra?”.
Quyết định này của Bộ GD-ĐT đã gây là làn sóng dữ dội trong dư luận, người đồng tình, kẻ phản đối và vấn đề này được nhắc đến liên tục cho tới trước khi kỳ thi tốt nghiệp THPT bắt đầu vào ngày 2/6. Người đồng tình cho rằng đây là hình thức giám sát kỳ thi một cách thiết thực nhất; kẻ phản đối thì cho rằng Bộ GD-ĐT đang “đẩy” gánh nặng cho thí sinh một cách không cần thiết và gây khó khăn cho đội ngũ giám thị.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Đề thi mở gợi những không gian mở

Ra đề theo hướng mở như ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, theo TS. Trịnh Hòa Bình, là kích hoạt tư duy sáng tạo, làm nảy nở tính tích cực trong tiếp cận các vấn đề, không chỉ trong lĩnh vực văn chương mà còn liên quan đến những vấn đề thời sự nóng hổi. Điều này làm cho người đi học và đi thi luôn luôn gắn bó hơn với đất nước, quê hương xứ sở và cộng đồng.



Tiến sỹ Trịnh Hòa Bình - 
Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội 
(Viện Xã hội học)

Không nên tổ chức thi hoành tráng

Liên quan đến vấn đề chất lượng giáo dục và Đề án Cải cách giáo dục, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh nhiên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH Trịnh Ngọc Thạch đã có cuộc trao đổi với báo giới. Theo ông Thạch, kỳ thi tốt nghiệp phổ thông là chấm dứt một giai đoạn giáo dục phổ thông. Còn kỳ thi đại học là để bắt đầu một giai đoạn đào tạo mới. Hai kỳ thi này cách nhau một tháng, nhưng lại xuất hiện tình trạng tốt nghiệp THPT loại giỏi rất nhiều, sau đó lại thi trượt trong kỳ thi đại học, không thể rơi rụng kiến thức nhanh đến như thế được. Ở đây rõ ràng "có chuyện” trong vấn đề thi cử.


Ông Trịnh Ngọc Thạch

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Đừng để tâm lý "trường điểm" chi phối!

Tại các thành phố lớn, vấn đề chọn trường, chọn lớp luôn là đề tài nóng trong mọi câu chuyện của các bậc phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp một. Chị Lan ở Trung Văn chia sẻ: Có con đầu chuẩn bị vào lớp một nên gia đình rất lo lắng, từ hơn một năm trước anh chị đã tìm hiểu người quen để học hỏi kinh nghiệm.
Được biết cô A, cô C ở trường thường xuyên được dạy lớp chọn nên chị đã nhờ người manh mối để “gửi con” cho chắc chắn. Để con được vào lớp như ý bố mẹ cũng phải chi một khoản kha khá tất nhiên là phải qua người quen. Có phụ huynh còn chia sẻ: Vì tiện cho việc đưa đón cộng thêm thương hiệu của trường mà nhiều phụ huynh đã chấp nhận bỏ chi phí để có được một suất trái tuyến.
Theo suy nghĩ của họ sự đầu tư dù có “nặng đô” một chút nhưng con cái sẽ được học ở một môi trường tốt nhất. Cô H là GV có thâm niên dạy lớp 1 tại một trường có tên tuổi trong quận T chia sẻ, hầu như năm nào chị cũng bị phụ huynh tới nhờ vả thậm chí cả những người không có con tới đặt thẳng “vấn đề”.
Theo cô phụ huynh chạy theo việc bằng mọi giá cho con vào trường điểm khiến nhiều kẻ cơ hội tìm cách móc nối để kiếm chác. Một số hiệu trưởng trong thời gian tuyển sinh cũng đã phải thay số điện thoại thường dùng để hạn chế việc nhờ cậy trong công tác tuyển sinh.

Ngày 18.6, có kết quả thi tốt nghiệp THPT

Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, chậm nhất là đến 18.6 phải có báo cáo sơ bộ kết quả chấm thi, xét tốt nghiệp gửi về Ban chỉ đạo thi T.Ư.

Sau thời điểm này, các sở công bố kết quả thi tốt nghiệp và thông báo để các trường THPT niêm yết danh sách tốt nghiệp, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho các thí sinh.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Gánh nặng học phí

Gần đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga ký ban hành văn bản nhắc nhở các sở GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ phải thực hiện đúng quy định trong lộ trình tăng học phí.
Văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục cần giãn thời gian điều chỉnh học phí và không được ép buộc học sinh, sinh viên (HSSV) đóng học phí gộp cả học kỳ, cả năm học. Việc đưa ra mức học phí mới phải phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của HSSV. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng khẳng định Bộ GD&ĐT sẽ có ý kiến với các bộ chủ quản và các cơ sở đào tạo để việc điều chỉnh học phí không xảy ra vào cùng một thời điểm, nhất là vào đầu năm học mới 2013-2014...
Văn bản này tuy ban hành ngẫu nhiên nhưng trùng với thời điểm dư luận xã hội đang quan tâm đến câu chuyện một người mẹ đau ốm, tìm đến cái chết để dành tiền cho các con được tiếp tục đến trường.
Ảnh minh họa/internet

Thí sinh bước vào môn thi cuối

Chiều nay (4/6), các thí sinh hệ GDTH thi môn Ngoại ngữ, thí sinh GDTX thi môn Vật lý, hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Ngay sau khi kết thúc môn thi, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức họp báo tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT vào lúc 17.00. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển - Trưởng ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2013 - chủ trì cuộc họp.
123
Tự tin với môn thi cuối

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

SGK Sử khuyến khích thói học vẹt

Qua ngày đầu tiên thi tốt nghiệp PTTH, đề thi 2 môn Ngữ văn và Hóa học được nhận xét là bám sát chương trình, tương đối dễ làm, đặc biệt là môn Văn đã có câu mở rộng khiến nhiều thí sinh xúc động. Điều này không khỏi làm chạnh lòng các nhà sử học và thầy cô dạy môn này khi nghĩ tới cảnh môn sử toàn điểm 0 của năm ngoái. Đương nhiên, nguyên nhân vẫn được đổ tại là do… SGK.

“Ngồn ngộn sự kiện và đầy ắp nhận định”. Đó là nhận xét của GS.TSKH Vũ Minh Giang đánh giá về thực trạng SGK hiện nay, ý kiến này được báo Lao động cho rằng rất đúng với thực tế và hậu quả mà nó gây ra là: “khó lòng gây được ham thích cho giới trẻ mà chỉ dừng ở mức, giỏi lắm là khuyến khích thói học vẹt có điểm cao. Thi xong thì quên hết”, GS. Giang nhận định. 

Phụ huynh quây phóng viên đòi xóa ảnh chụp phao thi

Khi thấy phóng viên chụp ảnh phao thi rơi trước trường thi, nhóm phụ huynh chờ con tại Hội đồng thi Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn lớn tiếng yêu cầu phải xóa ảnh vì sợ ảnh hưởng tiêu cực đến các thí sinh (TS).

Sự việc xảy ra bên ngoài Hội đồng thi Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn (đường Mỹ Đình, H.Từ Liêm, Hà Nội) sau giờ thi môn văn hôm qua 2.6. Phóng viên N.Đ, công tác tại một tờ báo điện tử, bắt gặp TS dự thi mở xem phao thi sau khi ra khỏi khu vực sân trường.
Biết phóng viên đã chụp được ảnh, nhóm phụ huynh đứng bên cạnh lớn tiếng phản đối với lý do hình ảnh này nếu đăng báo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các TS tại điểm thi này.
Ban đầu, nhóm phụ huynh đã quây phóng viên Đ. yêu cầu xóa những tấm ảnh được chụp. Khi yêu cầu này không được đáp ứng, họ đeo bám theo phóng viên để “truy” họ tên và cơ quan báo chí mà Đ. đang công tác. Trước thái độ hùng hổ của nhóm người này, anh Đ. bất đắc dĩ rút khỏi hiện trường với những tấm ảnh phao thi đã chộp được để tránh những phiền toái có thể xảy ra.

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Sáng mai, gần 1 triệu thí sinh THPT thi môn đầu tiên

Sáng nay, 1/6, gần 1 triệu thí sinh đã đến 2.300 hội đồng coi thi để nghe phổ biến quy chế và làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT. Sáng 2/6, các thí sinh sẽ bước vào thi môn đầu tiên Ngữ văn.

Các thí sinh xem số báo danh tại Hội đồng thi Trường THPT Việt Đức (Hà Nội).
Theo thống kê của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, năm nay cả nước có hơn 946.000 học sinh đăng ký dự thi, trong đó học sinh hệ trung học phổ thông (THPT) là hơn 854.300 và hệ giáo dục thường xuyên là gần 92.000 em; cả nước có gần 2.300 hội đồng coi thi, hơn 40.300 phòng thi và trên 142.300 cán bộ coi thi.

Giám thị “siết” coi thi vì lo lắng máy ghi âm, ghi hình

Lo lắng với quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép thí sinh được mang một số loại máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi mà không cần đăng ký, các giám thị cho biết sẽ phải “siết” chặt việc coi thi tối đa để tránh... rủi ro.

Đây là tâm trạng chung của hầu hết các giám thị cũng như cán bộ làm công tác thi cử tại các hội đồng thi tốt nghiệp trung học phổ thông khi chia sẻ với phóng viên Vietnam+ sáng nay 1/6.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng thi Lê Quý Đôn (Hà Đông, Hà Nội), dù ngày mai đã bắt đầu diễn ra kỳ thi nhưng tới thời điểm này tất cả các cán bộ, giám thị đều vẫn rất lúng túng trước quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo quy định này, thí sinh được mang vào phòng thi các thiết bị ghi âm, ghi hình không có chức năng phát sóng, không có màn hình hay loa, và không cần phải đăng ký với giám thị.

Ông Hùng cho rằng điểm lúng túng không phải sợ giám thị làm không nghiêm, học sinh quay được, mà sợ các em lợi dụng điểm này để phát tán đề thi ra bên ngoài.