Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

3 yếu tố giúp V-Pop tìm được chỗ đứng trong lòng fan

Đó chính là khoản tiền đầu tư, khả năng học hỏi và không ngừng sáng tạo.
Ca sĩ đua nhau hát nhạc ngoại lời Việt, các cuộc thi cũng ngập tràn những ca khúc nước ngoài… Đó là lý do khiến cho không ít khán giả phải hoang mang về vị thế của V-Pop. Trong con mắt của nhiều người, tình trạng này quả là một vấn đề đáng lo ngại khi phản ánh thực trạng những ca khúc nước ta đang dần nhạt đi và mất chỗ đứng... Thế nhưng trên thực tế, chỉ cần các ca sĩ trẻ luôn nghiêm túc, đầu tư và sáng tạo thì V-Pop sẽ còn phát triển và chiếm lòng tin nơi khán giả.
Khoản đầu tư: Điều kiện tiên quyết
Trong thời gian gần đây, khán giả yêu nhạc Việt liên tục được đón nhận những MV hoành tráng với khoản tiền đầu tư lên tới 9 con số. Dùng cả tỷ đồng chỉ để sản xuất một MV kéo dài có vài phút quả là một việc khó tin ở làng nhạc Việt. Trước sự "chịu chi" đó, có không ít khán giả đã vô cùng băn khoăn và đặt câu hỏi: "Việc làm đó liệu có quá hoang phí?". Tuy nhiên, khi thưởng thức loạt ca khúc nằm trong danh sách MV tiền tỷ như Get on the floor, Sẽ Mãi Bên Nhau, Fly, Hồ Gươm ánh sáng, Trắng đen… thì đến những khán giả đã từng hoang mang, lo lắng có lẽ cũng phải gật gù khen ngợi và thừa nhận rằng chúng đáng "đồng tiền bát gạo". Không chỉ được đầu tư số tiền khủng, những MV kể trên còn có một điểm chung là ấn tượng từ tạo hình, bối cảnh cho tới những góc quay nhỏ nhất.

Lee Min Ho lỡ hẹn với fan Việt

Theo lịch, chỉ còn vài ngày nữa, liveshow  của anh chàng điển trai Lee Min-Ho sẽ diễn ra tại sân vận động Quần Ngựa (Hà Nội), hơn 2.000 vé cũng đã được bán hết thì bỗng dưng, phía đơn vị tổ chức thông báo hủy buổi biểu diễn.
Trên trang facebook của công ty quản lý Lee Min-ho - Starhaus Entertainment mới đây đã chính thức có thông báo hoãn vô thời hạn chương trình này

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

231 trường công bố điểm thi

Hiện tại đã 231 trường ĐH, CĐ công bố điểm thi. Nhiều trường đã có dự kiến điểm chuẩn. Nhìn chung mặt bằng điểm thi năm nay cao hơn năm trước nên hầu hết các trường dự kiến điểm chuẩn tăng.

Một số trường thuộc tốp trên đưa mức điểm chuẩn dự kiến tăng vọt - từ 2 tới 5 điểm như: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Học viện Y dược học cổ truyền, ĐH Luật TP.HCM, ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), Học viện Tài chính, Học viện Kỹ thuật quân sự...
Các trường tốp dưới và trường ngoài công lập sẽ dành nhiều chỉ tiêu cho nguyện vọng bổ sung như ĐH Tiền Giang, ĐH Dân lập Hải Phòng, ĐH Tân Tạo... Trường ĐH Lâm nghiệp dự kiến sẽ tuyển 1.000 NV bổ sung năm nay.
Năm nay tuy mặt bằng điểm thi cao hơn, song số lượng thủ khoa đạt điểm tuyệt đối lại rất hiếm hoi - cho thấy tính phân loại cao của đề thi.
Hiện mới chỉ có một thủ khoa đạt 29,75 điểm (làm tròn thành 30 điểm, chưa tính điểm ưu tiên). Thí sinh này thi vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Em là Nguyễn Thành Trung - cựu học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An).

Lựa chọn ĐH nào cho thí sinh không trúng tuyển NV1?

Hiện các trường ĐH, CĐ trong cả nước đang lần lượt công bố kết quả thi tuyển sinh năm 2013 cùng mức điểm chuẩn trúng tuyển dự kiến sẽ có nhiều biến động theo chiều hướng tăng so với năm 2012.

Với những thí sinh có kết quả thi không đạt được điểm chuẩn trúng tuyển vào NV1 thì nỗi băn khoăn lúc này là tiếp tục lựa chọn một trường đại học có truyền thống, uy tín và chất lượng cao để đảm bảo tốt nhất cho ước mơ đại học của mình.
Chọn trường, chọn tương lai
Theo số liệu thống kê hàng năm, hơn một nửa thí sinh trên điểm sàn nhưng vẫn không đạt được điểm chuẩn trúng tuyển vào NV1, những thí sinh này sẽ tiếp tục chọn cho mình một trường đại học để có hướng đi đúng cho tương lai. Trong những năm qua, được biết đến là trường đại học đào tạo đa ngành, chất lượng cao, đặc biệt với mức điểm chuẩn trúng tuyển ngang mức điểm sàn, ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (HUTECH) luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho thí sinh tham gia xét tuyển nguyện vọng bổ sung trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

’Công bộc nhân dân’ phải biết buồn như Bộ trưởng Luận

Mấy ngày gần đây, trên báo chí, các diễn đàn hay trang mạng xã hội dường như đang có một trào lưu nhìn nhận, đánh giá vai trò, năng lực của người đứng đầu các Bộ ở nước ta hiện nay. Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng tất nhiên đã vô cùng nổi tiếng với những phát ngôn đanh thép và hành động kiên quyết, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được thương yêu vì thật thà và giàu cảm xúc, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thì nói giỏi làm nhanh...


Tuy nhiên, còn một nhân vật vô cùng quan trọng mà dường như mọi người đã mắc phải thiếu sót lớn vô cùng khi không đề cập đến đó là bộ trưởng bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận.
Nhắc đến bộ trưởng Luận không ít người sẽ nghĩ ngay đến một vị bộ trưởng với khuôn mặt hiền từ, phúc hậu và đặc biệt là có tình thương bao la với rất nhiều đối tượng trong xã hội. Là vị lãnh đạo quản lý lĩnh vực giáo dục đào tạo, ngành có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội của nước ta, bộ trưởng Luận dường như đã không ngại cụ thể hóa tình thương của mình bằng các văn bản.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận. Ảnh: VNE
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận.

Lấy lại tinh thần sau cú sốc rớt đại học

Hồi hộp, bồn chồn đợi giấy báo đậu đại học, niềm mơ ước của biết bao bạn trẻ. Nhưng rồi cũng có những người không được như ước nguyện, dẫn tới tâm lý hụt hẫng, chán nản muốn buông xuôi tất cả. Thậm chí có một số bạn còn rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần trong thời gian dài...

Tiếng nói của những người trong cuộc
"Đã biết bao lần em đọc những bài báo, câu chuyện nói về tâm trạng của người thi rớt đại học. Lúc đó em cũng chỉ thấy mọi chuyện thật đơn giản, đâu tới nỗi nghiêm trọng như báo chí viết. Nhưng giờ đây, khi chính bản thân mình rơi vào hoàn cảnh như vậy em mới thật sự đồng cảm, thấm thía. Em cũng không định nghĩa được tâm trạng em lúc này nữa, dường như mọi thứ trong em đều rối tung lên, đầu óc trống rỗng, cơ thể mệt mỏi.
Bao ngày nay từ khi nhận được kết quả em chỉ biết trốn và khóc... Xin thầy cô cho em một lời khuyên!", đó là tâm sự nức nở của T.A. (ngụ TP. Vũng Tàu). T.A. là một trong những thí sinh kém may mắn khi kết quả thi không phản ánh đúng năng lực học tập, và kỳ vọng của gia đình họ hàng vào em cũng rất lớn.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Trường công chất lượng cao: ’Khi giáo dục mang ra buôn bán’

Sau quyết định của UBND TP.Hà Nội về việc thành lập 35 trường công chất lượng cao, rồi vội vàng được Sở GDĐT Hà Nội triển khai thực hiện đã khiến nhiều giáo sư, nhà giáo lên tiếng bày tỏ quan ngại. Độc giả lo lắng về một chủ trương tiếp tay cho sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng trong cơ hội và điều kiện học với con nhà nghèo lại được hình thành trong hệ thống trường công lập bởi chính những người làm giáo dục. 
Thêm điều hòa, máy lạnh, trường công chất lượng cao như khách sạn?
 
Phân tích căn cứ các quyết định của UBND TP. Hà Nội, GS. Chu Hảo đã cho rằng, khái niệm giáo dục chất lượng cao và xã hội hóa gáo dục đã được hiểu sai lệch, làm hỏng ngay từ điểm xuất phát một chủ trương quan trọng. 
 
Những cơ sở “super” chất lượng với học phí vượt trên khả năng chung của người dân thủ đô, nên dành cho các cơ sở tư nhân. Họ bỏ tiền và chắc chắn họ sẽ có trách nhiệm với đồng tiền của họ.
Những cơ sở “super” chất lượng với học phí vượt trên khả năng chung của người dân thủ đô, nên dành cho các cơ sở tư nhân. Họ bỏ tiền và chắc chắn họ sẽ có trách nhiệm với đồng tiền của họ.

Bài kiểm tra đặc biệt


Đứng trước khó khăn thử thách, nếu chúng ta bỏ cuộc ngay từ phút đầu tiên, chúng ta sẽ không bao giờ biết mình có thể làm được những việc to lớn như thế nào.

Câu chuyện về người thầy giáo dạy toán ra một bài kiểm tra đặc biệt. Thầy cho phép các học trò tự chọn 1 trong 3 loại đề bài sau: Đề thứ nhất gồm một số câu dễ và một số câu khó, nếu làm được thì điểm tối đa sẽ là 10 điểm. Đề thứ 2 gồm những câu tương đối dễ, và điểm tối đa cho loại đề này là 8 điểm. Đề thứ 3 chỉ gồm những câu hỏi dễ và điểm tối đa là 6 điểm.

Cả lớp ai cũng muốn được điểm 10, nhưng khi đứng trước sự lựa chọn thì không ai dám chọn đề số 1. Cả những bạn học khá nhất lớp cũng chỉ dám chọn loại đề số 2. Còn lại chọn đề số 3.
Bài kiểm tra đặc biệt 1

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Người đi tiên phong

Chủ trương lấy ý kiến của học sinh về thầy cô đã được Bộ GD&ĐT đưa ra bàn thảo, nhưng chưa hẳn đã có sự đồng thuận cao. Nhiều người nghĩ rằng, như thế là hạ thấp vị thế của người thầy trong trường.

Lại có người cho rằng, thầy cô sẽ bị xúc phạm nếu thực hiện chủ trương này. Đó là cách nghĩ “ thầy cô luôn luôn đúng” đã ngấm sâu vào lối nghĩ của nhiều giáo viên. Nhà trường luôn lấy học sinh là trung tâm nhưng lại quên đi một điều hết sức hệ trọng, là đặt vị trí xứng đáng của học sinh trong nhà trường. Các em không phải là những người chỉ biết thụ động tiếp nhận.

Dù chủ trương mới, thường mang theo nhiều lo ngại. Tuy nhiên số người tán thành cho rằng, đây là một chủ trương mang tính đột phá trong cải cách giáo dục, cụ thể hơn là trong dạy và học. Bộ GD&ĐT thận trọng theo một lộ trình, bắt đầu từ một số trường ĐH.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong một lần đến thăm trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội.

Khởi kiện... 'nhân tài'

Khóa máy điện thoại, vượt ra khỏi tầm liên hệ của thành phố, một số học viên trong Chương trình đào tạo, phát triển nhân tài của TP Đà Nẵng đã có dấu hiệu vi phạm hợp đồng với thành phố. Bất đắc dĩ, cơ quan chức năng đã cậy nhờ tòa án tư vấn pháp lý và sắp tới sẽ khởi kiện các nhân tài này.
Hoạt động tư vấn tuyển sinh cho các học sinh có nguyện vọng theo học từ nguồn kinh phí của đề án đào tạo, phát triển nhân lực
Hoạt động tư vấn tuyển sinh cho các học sinh có nguyện vọng theo học từ nguồn kinh phí của đề án đào tạo, phát triển nhân lực.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Từ ngày 1/8, học sinh - sinh viên được vay 1,1 triệu đồng/tháng

Ngân hàng Chính sách xã hội ngày 23/7 cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định tăng mức cho vay đối với học sinh, sinh viên (HSSV) lên 1,1 triệu đồng/tháng/HSSV.

Tại Quyết định 1196/QĐ-TTg vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã tăng mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên (HSSV) lên 1,1 triệu đồng/tháng/HSSV, kể từ ngày 1/8/2013.
 Sau năm năm đã có hơn ba triệu lượt HSSV đã được vay vốn.
Sau năm năm đã có hơn ba triệu lượt HSSV đã được vay vốn.

“Cắt” thi đua nếu tỉ lệ tốt nghiệp cao: “Cách để hạn chế tiêu cực”?!

Tại hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 vừa được tổ chức tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Bộ trưởng Bộ GD-ÐT Phạm Vũ Luận đã thông báo một quyết định của Bộ: “Toàn ngành giáo dục đã quyết định tỉ lệ tốt nghiệp THPT không được vượt quá tỉ lệ tốt nghiệp những năm trước”.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ÐT TP HCM, bày tỏ ý kiến về việc “cắt” cờ thi đua của ngành giáo dục TP HCM. Ông thắc mắc: “Ðề nghị hội đồng thi đua của Bộ lý giải vì sao cắt cờ thi đua của ngành giáo dục TP HCM - đơn vị duy nhất đạt 14/14 chỉ tiêu thi đua. Có phải vì lý do tỉ lệ tốt nghiệp của TP HCM cao hơn năm trước 0,76%?”.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã trả lời: “Những năm qua, Bộ đã áp dụng nhiều giải pháp khác nhau nhằm chống tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT như đưa thanh tra của Bộ GD-ĐT về cắm chốt, chấm chéo, thi theo cụm, nhưng nơi này nơi kia vẫn xảy ra tiêu cực.
Nhiều năm nay bộ quyết tâm khắc phục tiêu cực thi cử, chỉ đạo mỗi năm càng quyết liệt. Tỉnh thành nào có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp quá cao hoặc cao hơn năm trước thì bị hạ một bậc thi đua”.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Lo tăng học phí

Một người bạn công tác ở Cần Giờ, TP.HCM báo tin mấy ngày nay người dân xã đảo Thạnh An của huyện Cần Giờ vui mừng hết cỡ. Hỏi có chuyện gì mà vui mừng, đáp vì UBND TP.HCM vừa có quyết định từ năm học 2013-2014 sẽ miễn 100% học phí cho con em các gia đình đang cư ngụ tại xã đảo Thạnh An theo học trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học công lập tại TP.HCM.
Người bạn nói đối với người dân xã đảo này, gánh nặng học phí là quá sức chịu đựng của nhiều gia đình quanh năm chỉ biết sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Cho nên chủ trương trên đã kéo không ít con em họ ra khỏi cảnh thất học.

Hà Nội cũng “chạy” theo bằng cấp trong tuyển dụng?

Bên lề kỳ họp HĐND thành phố đầu tháng 7.2013, khi trả lời phỏng vấn Báo Lao Động, ông Trần Huy Sáng - Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội - đã nói “Hà Nội không đóng cửa với người có tài năng, không phân biệt tại chức, ngoài công lập”. Là người con Hà Nội tôi rất mừng, vì Hà Nội đã có cái nhìn thoáng, đúng với những người “bước ra” từ hệ tại chức, dân lập; tạo điều kiện cho họ cơ  hội  được thể hiện năng lực thực sự, đáp ứng yêu cầu của vị trí tuyển dụng.
Nhưng thật bất ngờ, tại kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã của TP.Hà Nội năm 2013 (ban hành kèm theo Quyết định số 4210/QĐ-UBND ngày 9.7.2013 của UBND TP) đã quy định “Thí sinh dự tuyển ngạch giáo viên bậc tiểu học, trung học cơ sở phải tốt nghiệp hệ chính quy các trường công lập...”. Theo quy định trên thì những người có bằng tại chức, dân lập  không được dự tuyển; trái ngược với trả lời của ông Giám đốc Sở Nội vụ trước đó mấy ngày? Điều đó đã dập tắt niềm hy vọng của tôi và nhiều người khác có tấm bằng đại học hệ tại chức.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Chấm thi ĐH, CĐ: Điểm thi tăng nhẹ

Kết quả chấm thi tại một số trường ĐH cho thấy, điểm thi của các thí sinh năm nay tăng nhẹ so với năm 2012. Mặc dù điểm tăng, song vẫn xuất hiện nhiều điểm “liệt” do thí sinh không làm được bài thi, làm lạc đề…

Chấm thi ĐH, CĐ: Điểm thi tăng nhẹ 1
Theo kết quả chấm thi ban đầu của nhiều trường ĐH cho thấy, điểm thi năm nay tăng nhẹ so với năm 2012.

15 ngày cho đơn phúc khảo CĐ, ĐH

Theo Quy định của Bộ GD&ĐT, Hội đồng tuyển sinh chỉ nhận đơn xin phúc khảo các môn văn hoá của thí sinh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố điểm thi.
Kết quả phúc khảo sẽ có chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn. Thí sinh nộp đơn xin phúc khảo phải nộp lệ phí theo quy định của trường. Nếu sau khi phúc khảo phải sửa điểm theo quy định, thí sinh sẽ được hoàn trả lệ phí. Không phúc khảo các môn năng khiếu.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Nhiều thí sinh làm bài thi tốt hơn…đáp án

“Nhiều bài thi môn Lịch sử đạt điểm 9 và 9,5; điểm 0, 1,2 ,3 rất hiếm. Có những bài thi các em làm rất tốt và đầy đủ hơn đáp án đưa ra” - TS Nguyễn Mạnh Hưởng nhận định về điểm thi môn Lịch sử sau khi hoàn thành xong việc chấm thi môn này tại Học viện An ninh.
 
Năm nay, đề thi môn Lịch sử khối C được các thầy giáo dạy Lịch sử và thí sinh nhận xét là tương đối dễ. "Đề thi môn Lịch sử dễ quá, các câu hỏi trong đề thi không được mở như đề thi môn Văn, chất tư duy trong đề không có. Với đề thi như thế này, các em có học lực trung bình chăm chỉ học bài và nắm vững kiến thức thì cũng được 6-7 điểm. Và, sẽ không có điểm thi thấp như những năm trước." - TS Tưởng Phi Ngọ, Phó Trưởng khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí  Minh và thầy Nguyễn Mạnh Hưởng nhận xét.
 

Cần "cách mạng" toàn diện ở bậc học phổ thông

Thay đổi tư duy để nhận thức chính xác, rõ ràng hơn về nhiệm vụ của ngành giáo dục và để hiện thực hóa thì cách dạy, cách học, cách thi cử cũng phải thay đổi tận gốc.
Câu chuyện vui về em bé về nhà ôn bài luôn miệng ê a “rắn là  loài bò, rắn là loài bò…sát không chân, sát không chân” lâu nay vẫn được xem là một ví dụ điển hình cho cách học bị động, học vẹt, cách dạy giáo điều, một chiều.
Ảnh minh họa

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Cá biệt

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận mới đây cho biết chương trình tiếng Việt mới đang triển khai đồng bộ mạnh mẽ, nhất là ở các tỉnh khó khăn, vùng nhiều đồng bào dân tộc. Khoảng 3 - 5 năm nữa sẽ khó tìm thấy học sinh tái mù chữ, nói ngọng, viết câu sai. Và cho rằng đây là một trong những nhân tố mới xuất hiện không còn là cá biệt.



"Bàn tay nặn bột”
 cho học sinh niềm say mê thực hành trải nghiệm

Tuyển sinh lớp 10: Nên kết hợp thi với xét tuyển

Nếu xét tuyển sợ không đánh giá đúng thực chất năng lực học sinh. Nếu thi tuyển lại quá tốn kém và cũng không đạt kết quả như mong muốn. Câu chuyện này đang diễn ra tại một số tỉnh, thành.

Tại Huế, kết quả kỳ thi vào lớp 10 do Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế vừa công bố ngày 2/7 đã gây xôn xao dư luận. Phần lớn các trường đều tuyển không đủ chỉ tiêu. Trong đó, trường THPT Hai Bà Trưng có điểm chuẩn 23 điểm (ba môn), tuyển được 614 học sinh/630 chỉ tiêu, thiếu 16 chỉ tiêu. Trường THPT Nguyễn Huệ 20,5 điểm, tuyển được 611 học sinh/630 chỉ tiêu, thiếu 19 chỉ tiêu. Và thấp nhất là trường THPT Đặng Trần Côn chỉ với 1,25 điểm nhưng chỉ tuyển được 330 thí sinh/450 chỉ tiêu, thiếu 120 CT và được sở cho phép tuyển bổ sung 120 chỉ tiêu.
Tương tự, theo kết quả công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2013-2014 mà Sở GD-ÐT Quảng Ngãi vừa công bố, trong 25 trường THPT tổ chức thi tuyển có điểm số đầu vào chênh nhau khá lớn. Trường có điểm xét tuyển nguyện vọng 1 cao nhất là THPT số 2 Mộ Ðức 27,4 điểm, thấp nhất là THPT số 2 Nghĩa Hành chỉ 6 điểm, THPT Thu Xà 10 điểm.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Tiếp tục “sửa lỗi” giáo dục

Tại Hà Nội, hôm qua 15-7, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) Quốc hội Đào Trọng Thi chủ trì hội nghị lấy ý kiến các chuyên gia, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục khu vực phía Bắc về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.



Chất lượng giáo dục phổ thông vẫn chưa đáp ứng được 
mục tiêu giáo dục

Đổi mới căn bản hệ thống giáo dục: Giáo viên phải “lĩnh ấn” tiên phong

Ngày 15-7, tại Hà Nội, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ QH đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến chuyên gia về dự thảo báo cáo kết quả giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông”. 



Đổi mới toàn diện, cơ bản nền giáo dục - đòi hỏi của cuộc sống

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Hà Nội tuyển dụng gần 7.300 giáo viên

Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt chỉ tiêu và ban hành kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập.
Tổng chỉ tiêu tuyển dụng là 7.750 chỉ tiêu. Trong đó: Viên chức ngạch giáo viên: 7272 người, gồm 283 giáo viên THCS; 538 giáo viên tiểu học; 6.451giáo viên mầm non.
Có 478 viên chức ngạch nhân viên sẽ được tuyển, gồm 228 cho các trường THCS; 95 chỉ tiêu cho các trường tiểu học; 155 cho các trường mầm non.
Tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển đặc cách và tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển.
Ngày 12/7, liên sở Nội vụ - Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể hình thức tuyển dụng và tiến độ thời gian tổ chức tuyển dụng viên chức giáo viên và nhân viên các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non công lập năm 2013.
Theo đó, UBND quận, huyện, thị xã thành lập Hội đồng tuyển dụng đồng thời cũng là Hội đồng kiểm tra, sát hạch đối với các trường hợp xét tuyển đặc cách để giúp UBND quận, huyện. thị xã tổ chức tuyển dụng và Ban giám sát để giám sát việc tổ chức tuyển dụng;

9 thí sinh bị đình chỉ trong môn đầu đợt thi CĐ 2013

Trong môn thi đầu này, có 1 cán bộ bị xử lý kỷ luật đình chỉ làm công tác thi.
Sáng nay (15/7), Bộ GD-ĐT cho biết, trong buổi thi đầu tiên của đợt thi CĐ năm 2013, có 9 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật đình chỉ thi và 1 cán bộ bị xử lý kỷ luật đình chỉ làm công tác thi.
Trong buổi thi sáng nay, thí sinh khối A, A1, B và D thi môn Toán theo hình thức tự luận (180 phút); thí sinh khối C thi môn Địa lý theo hình thức tự luận (180 phút).
Cả nước có 229.105 thí sinh dự thi, đạt tỷ lệ 67,07%. Số cán bộ tham gia công tác tuyển sinh: 27.740 người.
Theo Bộ GD-ĐT, đề thi môn đầu tiên của đợt thi CĐ năm nay được bảo mật tuyệt đối trong tất cả các khâu; không có sai sót.
Để đảm bảo an toàn cho đợt thi này, các trường đã tổ chức tốt công tác tập huấn cho cán bộ tham gia công tác tuyển sinh; phổ biến kỹ Quy chế cho các thí sinh dự thi; chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để tổ chức tốt buổi thi đầu tiên của đợt thi thứ ba.

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Phát triển trường chất lượng cao vì nhu cầu của xã hội

Mô hình trường chất lượng cao (CLC) nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân. Tuy nhiên sau nhiều năm qua, do chưa có chính sách tài chính cụ thể đi kèm nên hoạt động rất khó khăn. Với những trường xây mới từ đầu thì không đáng lo nhưng với những trường hình thành trên những trường công lập đã có thì giai đoạn chuyển tiếp sang trường CLC sẽ có thể gây xáo trộn tâm lý với nhiều học sinh...

Tiếp quản cơ sở của Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ trên đường Bà Triệu (quận Hà Đông), Trường THPT Lê Lợi hiện đã có dự án cải tạo, đầu tư nâng cấp thành trường CLC.
Tiếp quản cơ sở của Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ trên đường Bà Triệu (quận Hà Đông), Trường THPT Lê Lợi hiện đã có dự án cải tạo, đầu tư nâng cấp thành trường CLC.

Lớp học miễn phí “made in” thủ khoa

Hết mình trong học tập và đầy lòng nhiệt huyết trong các hoạt động tình nguyện đoàn đội. Những chàng trai, cô gái đậu thủ khoa khối V, ĐH Kiến Trúc Hà Nội đã cùng nhau tổ chức lớp luyện thi vẽ miễn phí cho các sĩ tử.

Tuổi trẻ và nhiệt huyết

Sau khi trình bày ý tưởng với các thầy cô giáo và được sự đồng ý của nhà trường, nhóm bạn đã bắt tay ngay vào công việc trong mùa tuyển sinh năm 2012. Đến nay, mô hình lớp luyện thi thủ khoa miễn phí cũng bước sang năm thứ 2.

Lớp học thủ khoa được hình thành bởi ý tưởng của thủ khoa Hoàng Xuân Hòa – Chàng sinh viên năm cuối khoa Kiến trúc công trình, trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.

Cậu bạn chia sẻ: “Từng là thí sinh đi thi ĐH, bản thân từng là một người có học lực không cao, từ lớp 1 đến lớp 10 chỉ là học sinh mức trung bình, phải mất 2 năm ôn luyện mới có thể thi đỗ ĐH nên mình hiểu rõ những băn khoăn, trăn trở cùng những thiếu sót mà các bạn học sinh thường hay mắc phải khi đi thi. Chính vì lẽ đó, mình có ý tưởng thành lập  một lớp luyện thi dành cho các thí sinh không có điều kiện tham gia các lớp luyện nâng cao với giá cả đắt đỏ”.

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Chậm nhất ngày 31 - 7, các trường ĐH phải hoàn tất công tác chấm thi

Phát biểu tại buổi họp báo kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2013, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết, kỳ thi ĐH năm 2013 có tổng cộng 133 trường Đại học tổ chức thi đợt 1 và 125 trường thi đợt 2. Tổng số thí sinh đăng ký dự thi cả 2 đợt là 1.673.628, số thí sinh đến dự thi là 1.298.522, đạt 77,6% (giảm 0,7% so với năm 2012).

Trong cả 2 đợt thi, cả nước đã huy động gần 142.000 lượt cán bộ tham gia làm công tác tuyển sinh. Có 333 thí sinh bị xử lý kỷ luật trên toàn quốc (khiển trách 62; cảnh cáo 17; đình chỉ 254; đến muộn không được dự thi 6). Đáng chú ý, hầu hết thí sinh bị đình chỉ thi chỉ vì mang điện thoại di động và tài liệu vào phòng thi. Tổng số cán bộ tuyển sinh bị kỷ luật là 10 người.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga phát biểu tại buổi họp báo

Dự kiến điểm chuẩn nhiều trường đại học

Ngày 12/7, nhiều trường đại học bắt đầu chấm thi các môn tự luận cũng như dự kiến mức điểm chuẩn vào trường năm 2013.
Thí sinh dự thi đại học năm 2013
Thí sinh dự thi đại học năm 2013. 
Sáng 12/7, PGS.TS Lê Hữu Lập - Phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết trường đã bắt tay ngay vào công tác chấm thi khi kết thúc đợt thi thứ nhất.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Ngày 31/7 sẽ công bố kết quả thi đại học

“Tự do không có văn hóa là thứ tự do hoang dã”

Từ những cô gái trẻ khoe thân trên mạng để đổi lấy sự “nổi tiếng” và tiền bạc đến một loạt ống kính phóng viên vây lấy một cô hoa hậu trong phiên tòa bán dâm rồi những vụ đánh kẻ trộm chó đến chết... buộc chúng ta phải có một câu hỏi điều gì khiến xã hội ngày nay liên tục bộc lộ những mặt trái phản cảm một cách công khai như vậy.
Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED), cho rằng căn nguyên của những vấn đề đó chính là bởi “sự gãy đổ văn hóa”.

Những ngày qua, những người thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội đều biết đến một cô gái mới 20 tuổi đang gây sự chú ý khi liên tục đưa lên mạng những đoạn phim ngắn của chính mình trong bộ dạng rất khêu gợi. Cô gái đó không phải là người đầu tiên chọn con đường này để tìm kiếm sự “nổi tiếng”, thường là bắt đầu cho một “chiến dịch” gây dựng tên tuổi trước khi bước vào giới giải trí.

Nếu nói rằng giới trẻ đang có dấu hiệu thực dụng, sẵn sàng làm mọi thứ để nổi tiếng sẽ là oan cho giới trẻ. Bởi lẽ, một cá nhân không đại diện cho cả một cộng đồng nhưng quả có điều đáng ngại khi cái cộng đồng trẻ đó lại xem những điều, lẽ ra là bất thường, như việc khoe thân để “nổi tiếng”, là một điều bình thường. Thậm chí có không ít người còn ủng hộ việc này.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Hà Nội triển khai "dạy" học sinh đẳng cấp giàu, nghèo

"Vào trường chất lượng cao, nhà nước sẽ gánh phần ngân sách về xây dựng cơ sở vật chất, người học sẽ chịu phí về thực hiện chương trình giảng dạy, dịch vụ chất lượng cao. Như vậy vừa đảm bảo công bằng xã hội, vừa đảm bảo mục tiêu xã hội hóa giáo dục". 
 
Ông Nguyễn Viết Cẩn  - Trưởng phòng Kế hoạch-tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội nói rõ việc triển khai Nghị quyết quy định về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội được HĐND TP. Hà Nội thông qua sáng 6/7.
Nội dung đương nhiên khác chương trình chuẩn của Bộ
 
PV:- Theo quy định về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội được áp dụng trong năm học 2013-2014, mức trần học phí đối với trường mầm non và trung học trên địa bàn Hà Nội được quy định là 2,9 -3 triệu.
 
Căn cứ vào cơ sở nào để Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra mức học phí này và mục tiêu nhắm tới là gì, thưa ông?

Sự thiếu tin tưởng là "nhát dao" cứa vào ước mơ của giới trẻ

Nhiều nhà văn hóa đã tấn công trực diện vào điểm mạnh, yếu của người Việt hiện nay, đặc biệt là người Việt trẻ. Chắc chắn điều ấy đúng nhưng không phải tất cả, và nhận định ấy mang hơi hướng “thất vọng” về lớp trẻ, biểu hiện của việc thiếu tin tưởng vào lớp người kế cận. Thêm một sự thiếu tin tưởng lớp trẻ là thêm một "nhát dao" cứa vào ước mơ của họ.

LTS: Trong số rất nhiều ý kiến phản hồi đến chuyên mục Vì Khát vọng Việt, báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài phản biện khá sắc sảo của bạn đọc Huyền Trân.

Tự nhận mình là sinh viên đang học tại một trường đại học chính quy tại TP.Hà Nội, có đầy đủ khát khao, đam mê nhưng đang mất phương hướng và mong muốn tìm được sự đồng cảm của thế hệ đi trước, độc giả này cho rằng: "Nhiều nhà văn hóa đã tấn công trực diện vào điểm mạnh, yếu của người Việt hiện nay, đặc biệt là người Việt trẻ. Chắc chắn điều ấy đúng nhưng không phải tất cả, và nhận định ấy mang hơi hướng “thất vọng” về lớp trẻ, biểu hiện của việc thiếu tin tưởng vào lớp người kế cận. Thêm một ý kiến thiếu tin tưởng lớp trẻ là thêm một tảng đá đè nặng lên tư duy sáng tạo của họ".

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Lựa chọn trường đại học uy tín, chất lượng cao

Mỗi năm đến kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng, việc chọn đúng ngành nghề yêu thích ở một trường đại học uy tín, có truyền thống và thực sự chất lượng là mối quan tâm hàng đầu đối với hầu hết phụ huynh, học sinh.

Rời mái trường phổ thông, học sinh ai cũng mong muốn được trải nghiệm môi trường đại học năng động, thỏa sức sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học ở những phòng thí nghiệm, thực hành tiên tiến, được hướng dẫn bởi các giáo sư, giảng viên giàu kinh nghiệm. Với môi trường học tập hiện đại, chuyên nghiệp và thân thiện, Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (HUTECH) luôn là ưu tiên lựa chọn của thí sinh để hoàn thành ước mơ của mình.

Nơi khởi đầu cho “Ước mơ đại học”

Nhiều thí sinh bị đình chỉ vì mang điện thoại

Mặc dù đã được nhắc nhở rất nhiều lần trước và trong khi làm thủ tục dự thi, nhưng trong buổi thi đầu sáng nay, vẫn còn nhiều thí sinh vi phạm lỗi mang điện thoại bị đình chỉ.
TS Trần Đình Lý – Trường phòng đào tạo trường ĐH Nông Lâm TP.HC cho biết: tại điểm thi số 25 và 30 ở cụm TP.HCM có 2 thí sinh bị đình chỉ vì mang theo điện thoại vào phòng thi. Trong đó, 1 thí sinh bỏ điện thoại đã tắt nguồn vào túi áo bị giám thị phát hiện, trường hợp còn lại, thí sinh đang làm bài thì bất chợt điện thoại đổ chuông, theo quy định, cán bộ ở hai hội đồng thi này đã lập biên bản, đình chỉ thi với hai thí sinh này.
Tương tự, tại điểm thi trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Y Dược TP.HCM, ĐH Quy Nhơn cũng đều có thí sinh bị đình chỉ vì mang điện thoại. Tại trường ĐH Cảnh sát nhân dân có 3 thí sinh bị đình chỉ vì mang tài liệu vào phòng thi.
Tại cụm thi Quy Nhơn của trường ĐH Nông Lâm, một thí sinh thi ở phòng 22, điểm  thi số 30 bị ngất xỉu không thể làm bài tiếp. Dù đã được đưa xuống phòng y tế tại hội đồng thi cấp cứu nhưng em này vẫn không tỉnh, hội đồng thi đã phải đưa em đi cấp cứu tại bệnh viện dưới sự giám sát của công an và cán bộ y tế.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

“Bội thực” học hè

Vì nhiều lý do,  không ít trẻ nhỏ phải mải miết “đèn sách” trong hè thay vì được nghỉ ngơi thư giãn. Những lịch học dày đặc đã khiến mùa hè trở thành học kỳ thứ 3 của nhiều đứa trẻ… 
Những đứa trẻ không có hè
Về quê tắm biển  

Hơn 800.000 thí sinh đăng ký dự thi đại học đợt 2

Hôm nay 8/7, thí sinh thi đại học đợt 2 bắt đầu làm thủ tục dự thi. Ngày 9 - 10/72013, thí sinh làm bài thi các khối B, C, D và các khối năng khiếu.
Dù có cơn mưa chiều hôm trước nhưng sáng 8/7, Hà Nội vẫn nắng nóng gay gắt.  Tại các điểm thi đại học đợt 2, thí sinh được giám thị phổ biến quy chế và hoàn thiện giấy tờ còn thiếu sót.
Để tránh bị đình chỉ, giám thị tại các hội đồng nhắc nhở thí sinh không được mang điện thoại di động vào phòng thi. Trong đợt 1, nhiều em mang vào, dù không sử dụng nhưng khi bị phát hiện vẫn phải dừng cuộc đua vào đại học. Cá biệt, có em bị đình chỉ sau 10 phút dự thi vì bố gọi điện vào hỏi thăm.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Bài học xương máu cho những thí sinh đợt 2

Hôm nay (5/7) kết thúc đợt 1 của kì tuyển sinh đại học 2013 nhiều thí sinh đã không được dự thi, để lại nhiều “bài học xương máu” cho những thí sinh đợt 2 sắp tới.

Thí sinh tuyệt đối không được mang điện thoại vào phòng thi. Ảnh TN
Mất 12 năm học vì cầm theo điện thoại
Ông Đỗ Quốc Anh, Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP.HCM cho biết, cả 3 buổi thi của đợt 1, cả nước có 134 thí sinh vi phạm bị xử lý kỉ luật. Trong đó có 111 thí sinh bị đình chỉ thi, chủ yếu với lỗi mang điện thoại di động vào phòng thi. Riêng tại TP.HCM, trong buổi sáng nay đã có 11 thí sinh bị đình chỉ vì mang theo điện thoại.

"Bắt quả tang" trường hợp thi hộ, 111 thí sinh bị đình chỉ

Trường hợp bị đình chỉ vì nhờ thi hộ là thí sinh dự thi môn Toán tại điểm thi số 5 trường THCS Nguyễn Trãi (Hà Đông) của Học viện An ninh Nhân dân.

Thông tin từ Học viện An ninh Nhân dân cho biết: Trong buổi thi môn Toán vào sáng qua, 4.7, ngay từ khi gọi thí sinh vào phòng thi, cán bộ coi thi đã phát hiện một thí sinh không giống so với ảnh trong giấy báo dự thi. Mặc dù vậy, các giám thị vẫn để thí sinh đó làm bài bình thường và báo cáo với Ban chỉ đạo thi về trường hợp này để có hướng xử lý.
 
Thí sinh kết thúc môn thi Vẽ tại trường ĐH Xây dựng

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Dịch vụ trà đá "chặt chém"

Kỳ  thi đại học, cao đẳng đã tạo điều kiện cho nhiều dịch ăn theo và hiện đang “hốt bạc” . Trà đá, trà chanh, trà nóng là một trong những loại dịch vụ như thế.
Các hàng nước trà các loại lúc nào cùng đông khác
Từ ngày hôm qua, khu vực thi trường Học viện Hậu cầu, hàng loạt các quán nước trà bỗng dưng mọc lên "như nấm sau mưa".  
Thực tế cho thấy, năm nào cũng vậy, vào những ngày thi đại học, cao đẳng, hàng loạt các dịch vụ thi nhau tăng giá. Trà đá, trà chanh, trà nóng cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.
Tại điểm thi của Học viện Hậu cần, ngay từ sáng sớm hàng loạt quán trà đá, trà chanh, trà nóng  đã mọc lên như nấm, quán nào cũng chật cứng khách. Các chủ hàng tất bật, luôn chân, luôn tay mà vẫn không phục vụ kịp khách hàng.

Bộ GD-ĐT cung cấp đường dây nóng về tuyển sinh đại học 2013

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã cung cấp đường dây nóng tới các cơ quan thông tấn, báo chí qua số điện thoại và email, với mong muốn nhanh chóng tiếp nhận những thông tin liên quan đến công tác tổ chức thi để nắm bắt tình hình, kịp thời có sự chỉ đạo.

TS dự thi tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Hà Nội chiêu hiền đãi sĩ hay làm sang với bằng cấp?

Những thủ khoa xuất sắc, cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiền sĩ giỏi... sẽ được tuyển thẳng vào các cơ quan, đơn vị của Hà Nội mà không cần qua thi tuyển.

Tuyển thẳng

Chiều 2/7, HĐND TP Hà Nội (HN) đã thông qua chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ” mới nhằm thu hút người tài góp sức xây dựng thủ đô. Đây là một trong 11 nội dung cụ thể hóa Luật Thủ đô (có hiệu lực từ ngày 1/7) thuộc thẩm quyền quyết định của HN.
 
Theo đó, đối tượng thuộc diện thu hút của chính sách này gồm năm nhóm: Thủ khoa xuất sắc của các trường ĐH trong nước hoặc cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ loại giỏi ở nước ngoài;
 
Tiến sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên khoa cấp 2;
 
Giáo viên, giảng viên có thành tích huấn luyện học trò đoạt giải quốc gia hoặc quốc tế;
 
Vận động viên, văn nghệ sĩ đoạt giải quốc gia hoặc quốc tế;

Trường đa ngành vượt trội tỉ lệ thí sinh làm thủ tục dự thi

Ghi nhận trong buối sáng 3/7 cho thấy nhiều trường đại học có tỉ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi khá cao, đặc biệt là các trường đa ngành.

TP.HCM: Một điểm thi đạt 90,6%
Theo thông tin từ các trường khu vực TP.HCM, tỉ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi sáng 3/7 tương đối cao. Trong đó, tỉ lệ làm thủ tục dự thi cao tập trung vào một số trường ĐH đa ngành trong khi nhóm trường kinh tế, chuyên ngành, tỉ lệ thí sinh đến làm thủ tục không cao.
Theo cán bộ nhiều trường, tỉ lệ làm thủ tục dự thi cao do năm nay, lệ phí thi được thu khi thí sinh dự thi chứ không gộp vào lệ phí ĐKDT như những năm trước.
Thí sinh làm thủ tục dự thi tại Trường ĐH Hoa Sen

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Các lưu ý để tránh mất điểm bài thi

Ngày 4/7, thí sinh dự thi đại học khối A sẽ bắt đầu làm bài thi. Để tránh mất điểm trong bài thi, thí sinh cần lưu ý những quy định chung sau đây của Bộ GD-ĐT.
Trước khi làm bài thi phải ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào giấy thi, giấy nháp.
Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Nghiêm cấm làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì (trừ hình tròn vẽ bằng com pa được dùng bút chì). Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo, không dùng bút xoá.

Phải bảo vệ bài làm của mình và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, không được xem bài của thí sinh khác, không được trao đổi ý kiến, trao đổi tài liệu khi làm bài.

Nếu cần hỏi cán bộ coi thi (CBCT) điều gì phải hỏi công khai. Phải giữ gìn trật tự, im lặng trong phòng thi. Trường hợp ốm đau bất thường phải báo cáo để CBCT xử lý.

Khi hết giờ thi phải ngừng làm bài và nộp bài cho CBCT. Không làm được bài, thí sinh cũng phải nộp giấy thi. Khi nộp bài, thí sinh phải tự ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký tên xác nhận vào bản danh sách theo dõi thí sinh.

Hà Nội vẫn phải bốc thăm vào trường mầm non

Ngày 1/7, toàn thành phố Hà Nội bắt đầu tổ chức tuyển sinh vào các trường mầm non, dù các quận đã cố gắng xoay sở bằng cách phân lại tuyến tuyển sinh để "giảm nhiệt” ở những điểm “nóng”. Nhưng do hầu như các quận nội thành đều thiếu trường công lập nên tình trạng bốc thăm vẫn diễn ra phổ biến, khiến việc học hành ngay từ khi chập chững bước vào trường của các bé đã phải phụ thuộc vào sự may rủi.

Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, phương thức tuyển sinh của các trường là xét tuyển theo tuyến do UBND quận, huyện, thị xã quy định. Tuy nhiên, thực tế, số trường công lập quá ít và không đáp ứng hết số lượng trẻ vào mầm non năm nay.

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Rắc rối với thiết bị ghi âm, ghi hình trước kỳ thi

3 ngày nữa là đợt 1 kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 sẽ bắt đầu. Dù đã là năm thứ 2 thực hiện, song nhiều trường vẫn bối rối với việc nhận dạng các thiết bị ghi âm, ghi hình được phép mang vào phòng thi.
Chọn giải pháp nào?
 
Đây là mùa tuyển sinh thứ 2 Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh (TS) được mang vào phòng thi máy ghi âm, ghi hình nhằm phản ánh tiêu cực trong quá trình thi. Bộ cũng đã hướng dẫn cách kiểm tra các loại máy ghi âm và ghi hình thuộc diện "được phép". Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường cho biết, rất khó để nhận diện đúng các thiết bị, nhất là khi hiện nay các thiết bị ghi âm, ghi hình được sản xuất ngày càng tinh vi.

TS Trần Mạnh Dũng - Trưởng Phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng cho rằng, quy định này rất phức tạp: "Trước mùa tuyển sinh 2012, chúng tôi đã đề xuất với Công an TP Hà Nội (PA83) giới thiệu và trao đổi một số mẫu sản phẩm cho những người làm công tác tổ chức thi. Tuy nhiên, bên công an chỉ trả lời chung chung là thiết bị đa dạng, rẻ tiền, chủ yếu sản xuất ở Trung Quốc. Chuyên gia kỹ thuật còn chào thua thì làm sao chúng tôi nhận diện cho đúng. Việc nhận diện sẽ mất rất nhiều thời gian, trong khi đó lại phải quyết định ngay là có cho mang vào phòng thi hay không. Rất may, năm ngoái không có chuyện gì xảy ra, cho nên tôi hy vọng năm nay cũng thế".

"Dạy học trước chương trình lớp 1 là phản khoa học"

Bộ GD-ĐT đã có Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1. 

Dạy học trước chương trình lớp 1 làm giảm hứng thú học tập khi trẻ vào học lớp 1.
Chỉ thị yêu cầu các Sở GD-ĐT chỉ đạo các phòng GD-ĐT, các trường tiểu học, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền để cha mẹ học sinh và xã hội nhận thức đúng đắn về tác hại của việc dạy học trước chương trình lớp 1, không cho trẻ học trước chương trình lớp 1; nghiêm cấm giáo viên tổ chức hoặc tham gia dạy học trước chương trình lớp 1.