Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

"Cho học sinh tự chọn môn thi là xu hướng tiến bộ"

Thông tin về đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đã được các học sinh, phụ huynh và giáo viên ủng hộ.

Xung quanh những điểm mới này dưới góc nhìn chuyên gia, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục thiếu niên, thanh niên và nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.

Đừng lo học sinh học lệch

Thưa Giáo sư, năm 2014, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ gồm hai môn bắt buộc là toán, văn và hai môn tự chọn. Ông đánh giá như thế nào về phương án mới này?

Giáo sư Đào Trọng Thi: Tôi ủng hộ đổi mới bước đầu về thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo phương án 4 môn. Ở đây có một số yếu tố mang tính chất tiến bộ và phù hợp với tinh thần của Nghị quyết Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Thứ nhất là giảm môn thi cũng là giảm áp lực, tốn kém. Thứ hai là học sinh được tự chọn hai môn thi.

Lo ngại xuất hiện tiêu cực trong xét kết quả học tập, rèn luyện lớp 12

Với PA đổi mới thi và công nhận tốt nghiệp THPT năm 2014 mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra, lãnh đạo các Sở lo ngại tiêu cực trong việc đánh giá quá trình học tập của HS
Phương án của Bộ GD&ĐT là thay vì chỉ sử dụng kết quả thi để công nhận và xếp loại tốt nghiệp, năm nay sẽ sử dụng kết hợp kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở lớp 12 cùng với kết quả 4 môn thi để công nhận và xếp loại tốt nghiệp (theo trọng số đánh giá là 50%+50%).
Hội đồng trường sẽ giải quyết chuyện tiêu cực?
Nhận định về tiêu chí xét và công nhận tốt nghiệp dựa vào kết quả học tập và rèn luyện của học sinh lớp 12 mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra, ông Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định cho rằng, phải tin vào cơ sở, nếu làm quản lí mà không tin vào cấp dưới thì sẽ không làm được.
Theo ông Tuấn đây là năm đầu tiên triển khai đổi mới thi tốt nghiệp, việc thông báo cũng rất vội, do vậy căn cứ xét kết quả học tập, rèn luyện chỉ ở lớp 12 cũng là được, còn các năm sau sẽ có những đổi mới tiếp theo, có thể căn cứ cả vào ba năm học cấp ba. 
Liệu có nảy sinh tiêu cực trong việc xét kết quả học tập và rèn luyện của học sinh lớp 12?

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Khôn là phải im lặng!

Trước những vụ việc dở khóc dở cười, khôn ra thì cứ im lặng. Cứ nhìn trường hợp của em học sinh quay clip “thầy tát tai, trò lên gối” ấy, bất bình, hành động là nhận án phạt như chơi.

Nếu tổng kết những vụ việc khiến dư luận sôi sục nhất trong tuần qua chắc chắc không thể không kể đến clip thầy giáo trẻ tát học trò bôm bốp, trò lên gối đánh lại thầy ngay trên bục giảng tại Trường THPT Nguyễn Huệ (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định).
Khỏi phải nói dư luận đã bức xúc như thế nào trước hành động phi sư phạm ghê gớm ấy. Nếu không có clip để mọi người chứng kiến tận mắt có lẽ chẳng ai dám tưởng tượng trong nhà trường, nơi được cả xã hội tin tưởng, gửi gắm con em với mục tiêu "trồng người" lại có thể xảy ra một vụ "hỗn chiến" như giang hồ đến vậy.
Mô tả ảnh.
Thầy giáo Trần Anh Tuấn tát học trò (ảnh cắt từ clip).

Luyện viết chữ đẹp - đã quá lỗi thời (?)

"Tôi ủng hộ đề xuất này bởi chúng ta không còn ở thế kỷ 19 mà đã bước qua nó gần cả hai thế kỷ rồi. Thế kỷ 19, chúng ta dùng chữ tượng hình nên việc luyện chữ đẹp vừa là để "luyện nét chữ - rèn nết người". Đó là ý kiến của ông Phạm Quang Nam, tư vấn viên độc lập về quản trị và các chính sách tại Việt Nam.

Học chữ đẹp không có tác dụng gì đến tư duy của trẻ
 
Nhân việc đề xuất của TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội về việc bỏ luyện chữ đẹp và tính nhẩm nhanh, tôi cũng xin có một vài ý kiến sau: 
 
Tôi ủng hộ đề xuất này bởi chúng ta không còn ở thế kỷ 19 mà đã bước qua nó gần cả hai thế kỷ rồi. Thế kỷ 19, chúng ta dùng chữ tượng hình nên việc luyện chữ đẹp vừa là để "luyện nét chữ - rèn nết người". Việc luyện chữ đẹp vì thế chỉ thực sự có ý nghĩa vào thời kỳ chúng ta học chữ tượng hình vì nét chữ trong chữ tượng hình là rất quan trọng. Luyện chữ cũng cần thiết khi chúng ta bước sang học chữ quốc ngữ và phải viết bằng tay. Còn hiện nay nền giáo dục tiểu học đang mất công, mất của luyện chữ thật đẹp cho học sinh nhưng chẳng có tác dụng gì đối với tư duy của trẻ, và cũng chẳng để làm gì cho tương lai của chúng về sau này.
 

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Trí thức hay thực chất chỉ là những kẻ tham nhũng ngân sách?

Đã đến lúc nhà nước và bộ giáo dục cần hành động để đảm bảo những đồng tiền học bổng đến đúng người và thu hồi lại...
Nhân phẩm của trí thức
Thời nào cũng vậy kẻ sĩ luôn luôn được thiên hạ đánh giá cao. Quan trọng hơn nữa, thiên hạ yêu cầu và đòi hỏi nhân phẩm từ kẻ sĩ. Trong những năm gần đây, những kẻ sĩ đi du học theo học bổng của nhà nước hoặc từ những nguồn của nhà nước lại không có nhân phẩm khi không thực hiện đúng những cam kết của mình.

Một đứa trẻ con trong xã  hội cũng được dạy dỗ và hiểu rằng làm đúng những gì mình cam kết và hứa là mức độ tối thiểu của nhân phẩm.
Học bổng nhà nước đang bị lợi dụng bởi một số "tri thức" thiếu nhân phẩm

Không có hộ khẩu, học sinh bị dừng học: Sở GD-ĐT HN nói gì?

Ngày 18/2, các báo mạng đăng tin về học sinh Đỗ Hồng Sơn, Lớp 11A5, trường THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân, Hà Nội đã viết 1 bức thư về nguyện vọng được tiếp tục học tập tại Hà Nội vì không có hộ khẩu thường trú.
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc, người phát ngôn của Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, sau khi nhận được thông tin này, Sở đã yêu cầu nhà trường báo cáo và sáng ngày 20/2/2014, Sở GD-ĐT Hà Nội đã tổ chức làm việc với Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân, giáo viên chủ nhiệm lớp 11A5 và phụ huynh học sinh về sự việc.

Bức thư về nguyện vọng được tiếp tục học tập tại Hà Nội của học sinh Đỗ Hồng Sơn

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Showgame lừng danh “Star Academy” đổ bộ vào Việt Nam

“Học viện ngôi sao” là chương trình được mua bản quyền từ “Star Academy” của tập đoàn Endemol. Từ khi ra đời đến nay, “Star Academy” đã được phát sóng tại hơn 50 quốc gia, tìm ra 101 ngôi sao ca nhạc trên toàn thế giới và được yêu thích tại nhiều đất nước.

Các học viên của "Star Academy" phiên bản Pháp
Ở Việt Nam, kênh truyền hình dành cho giới trẻ VTV6 (Đài THVN) và công ty BHD chính thức hợp tác sản xuất chương trình này.

Đừng lãng phí thời gian của con trẻ

'Con thích được học như thế. Mẹ cứ bắt con phải thế này, thế kia. Làm sao lúc nào cũng đáp ứng được hết yêu cầu của mẹ'.

1. Chuyện xin đi học thêm
Mẹ tôi là giáo viên. Từ những năm tôi còn đi học cho đến nay khi tôi đã hơn 30 tuổi và mẹ đã về hưu, tôi vẫn thấy nhiều phụ huynh đưa con đến xin học thêm ở nhà mẹ. Nói là xin học thêm vì nhiều người tha thiết quá. Tha thiết kiểu như mấy cô hàng xóm gần nhà tôi hơn 20 năm trước cứ bảo: "Bác không dạy cháu thì sau cháu làm đầu trộm đuôi cướp cháu sẽ ăn trộm nhà bác đầu tiên". Hoặc tha thiết như kiểu khi tôi sinh em bé, mẹ tôi đến chăm tôi, các bậc phụ huynh còn vào tận đầu giường tôi nài nỉ mẹ: "Bác không dạy cháu thì cháu gay lắm, coi như đời cháu hỏng bác ạ". 
Xin học thêm ở đây là xin học một kèm một, tức là mẹ tôi dạy cho một cháu. Mẹ tôi không chỉ dạy chuyên môn mà còn đảm nhận luôn việc dạy đạo đức, hướng dẫn cách tự học vì hầu như các phụ huynh không nói được để con tự giác học. Phụ huynh hầu hết là người quen, hàng xóm, đồng nghiệp cơ quan bố, toàn những người quen biết thuộc diện khó từ chối.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Hãy mang đam mê đến phòng thi

Hàng chục ngàn học sinh đã đến tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2014 do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 16-2 tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Và hầu hết các bạn đều tự tin với ngành mình đam mê...

“Em thích ngành này, em say mê ngành kia” là cụm từ thường gặp nhất trong những câu hỏi mà các thí sinh tương lai gửi đến ban tư vấn trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp đầu tiên của năm nay diễn ra tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM ngày 16-2.

Đổi mới giáo dục, các chuyên gia đầu ngành nói gì?

Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục cần một cuộc cách mạng thực sự, một cú hích lịch sử thật sự. Những thay đổi vụn vặt, những cuộc cách mạng nửa vời chỉ góp phần làm “tê liệt” nhanh chóng hơn nền giáo dục vốn đang tồn tại nhiều bất cập…
Một Thế Giới xin chia sẻ những ý kiến đóng góp của các chuyên gia giáo dục đầu ngành về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục:
GS Phạm Minh Hạc: Nền giáo dục của ta đang thừa cái không cần và thiếu cái cần

Nguyên Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Minh Hạc

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

PTT Vũ Đức Đam: Đổi mới thi đừng để HS hồi hộp chờ biết môn thi

Chia sẻ ý kiến cá nhân trong Hội nghị quán triệt NQ TƯ 8 sáng nay tại Bộ GD&ĐT, PTT Vũ Đức Đam khẳng định, làm gì không nên thay đổi liên tục.
Phát biểu  tại Hội nghị sáng nay, PTT Vũ Đức Đam chia sẻ, tuy giáo dục còn nhiều vấn đề, chính những người làm trong giáo dục còn chưa hài lòng. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là giáo dục  không có thành công, không có những thành tích tự hào và đáng trân trọng.
Chấn chỉnh hát quốc ca bằng máy
PTT Vũ Đức Đam cho biết, dân tộc Việt Nam có phát triển được hay không, có trở thành những con Rồng, con Hổ được hay không là nhờ căn bản vào nền giáo dục, thực tế chứng minh nước nào có nền giáo dục tốt thì nước đó hưng thịnh. Do đó, đổi mới căn bản không thể nóng vội, nhưng cũng cần khẩn trương, làm thận  trọng từng bước. Thể hiện quyết tâm làm nhanh không có nghĩa là ẩu,câu rầm không có nghĩa làm chậm không có nghĩa là chắc.
PTT Vũ Đức Đam cho rằng, nếu tỉ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm 98% thì có cần miễn thi 20% hay không?.

Trong bốn môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc phải có ngoại ngữ

Đó là khẳng định của Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị đóng góp ý kiến cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014, do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 13/2 tại Hà Nội.

Như PV Giadinhnet đã đưa tin và lấy ý kiến của nhiều giáo viên về việc Bộ GD&ĐT nên giữ hay bỏ môn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp 2014, tại Hội nghị sơ kết học kỳ I và triển khai học kỳ II, công tác thi và tuyển sinh năm 2014 hầu hết các lãnh đạo Sở GD&ĐT của 63 tỉnh thành cũng đồng loạt đề xuất không nên bỏ thi môn ngoại ngữ.
Ngoài việc hầu hết các Sở GD&ĐT đồng tình thi tốt nghiệp 4 môn, nhiều đại biểu cũng phản đối việc bỏ môn thi ngoại ngữ. “Nếu không thể đưa vào môn thi chính thức, Bộ GD&ĐT nên để môn này là tự chọn, ngang bằng với một số môn khác, không phải môn “khuyến khích”, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đề xuất.
 
Trong bốn môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc phải có ngoại ngữ 1
Nhiều đại biểu đồng tình với phương án thi tốt nghiệp 4 môn

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Đề thi tuyển sinh 2014 có gì mới?

Bộ GD-ĐT đã cho phép các trường đủ điều kiện được tổ chức thi riêng. Vậy kỳ thi “ba chung” bộ vẫn tiếp tục tổ chức để hỗ trợ các trường có gì khác so với mọi năm?
Ông Trần Văn Nghĩa
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT - cho biết:

Đánh giá năng lực học sinh để vào ĐH: Thi đến 4 lần/năm

Nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học nói về lý do vì sao phải có một kỳ thi quốc gia chung để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Sau khi ý kiến của PGS-TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, về việc tiến tới gộp 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng trở thành một kỳ thi quốc gia chung từ năm 2015 được đăng tải, tòa soạn tiếp tục nhận được nhiều ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, cựu quan chức ngành giáo dục.
Nhà giáo Nhân dân, GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng thí sinh muốn vào đại học, cao đẳng, bên cạnh bằng tốt nghiệp THPT, phải có thêm “chứng chỉ trình độ sẵn sàng”
Để khẳng định, việc tiến tới kỳ thi quốc gia chung là một xu hướng tất yếu và có thể thực hiện từ năm 2015, VTC News xin giới thiệu những chia sẻ của GS.TSKH Lâm Quang Thiệp, Nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học. GS Lâm Quang Thiệp
Thi quốc gia 2 đến 4 lần/năm
Trước hết, chúng ta phải khẳng định việc tổ chức 1 kỳ thi quốc gia chung để lấy kết quả xét tuyển ĐH, CĐ là một việc làm rất tốt.
Trong tương lai, chúng ta vẫn nên giữ kỳ thi tốt nghiệp THPT một cách nhẹ nhàng và do các địa phương tự làm, tự công nhận.

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Chàng Doraemon của Big Bang "đánh lẻ" sau 4 năm

Anh chàng Doraemon của Big Bang - Daesung sẽ "dội bom" cả Kpop fan lẫn Jpop fan trong lần tái xuất này.

Daesung chuẩn bị tái ngộ Kpop fan qua sân khấu riêng lần đầu tiên trong 4 năm. Kể từ sau Cotton Candy vào năm 2010, Daesung đã im hơi lặng tiếng trên sàn đấu quê nhà, mặc cho các thành viên Big Bang khác liên tục tung sản phẩm "đánh lẻ".
Chàng Doraemon của Big Bang "đánh lẻ" sau 4 năm 1
Cuối cùng thì chàng Doraemon của Big Bang cũng trở lại

Công chúa nhạc đồng quê Taylor Swift viết nhạc vì bị...thất tình

Bí mật này được Taylor Swift tiết lộ trên tờ Daily Star Sunday khiến người hâm mộ vô cùng bất ngờ. Không ngờ cô gái xinh đẹp dịu dàng tài năng này cũng đã từng bị thất tình.
Mới đây, "nàng công chúa nhạc đồng quê" đã chia sẻ với tờ Daily Star Sunday về lý do vì sao cô lại có thể sáng tác ra những ca khúc được mọi người yêu thích như vậy. Taylor Swift cho biết: "Tôi bắt đầu sáng tác khi chàng trai mà tôi thích đã không để ý đến tôi. Tôi không được mời đến bất kì bữa tiệc nào mà chỉ có ngủ thôi".

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Bài hát yêu thích "khai xuân" đầy ấn tượng

Cao Thái Sơn: Quy y cửa phật, tôi sẽ thực hiện 'quả bom' thực sự

"Tôi sẽ lặng lẽ thực hiện những ‘quả bom’ thực sự để sau khi tôi biến mất một thời gian sẽ là câu trả lời cho những nghi vấn", Cao Thái Sơn chia sẻ.
Nhiều khán giả bất ngờ khi biết tin Cao Thái Sơn quy y cửa phật, lý do gì mà một chàng trai trẻ như Cao Thái Sơn lại tìm đến chốn bình yên nơi chùa chiền?
Cao Thái Sơn thường xuyên lên chùa để cầu sự bình an.