Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Khích lệ trẻ em thi thể loại âm nhạc dân gian

Có ý kiến cho rằng, việc lựa chọn các bài hát như " Đi chợ dốc" , " Hò hụi Bình Trị Thiên" hay " Cu Sún hư" tuy là rất đặc trưng cho thể loại âm nhạc dân gian của mỗi vùng miền nhưng có vẻ sẽ quá sức đối với các thí sinh nhỏ tuổi của Đồ Rê Mí 2013.
Trả lời phần nào cho câu hỏi này, nghệ sĩ trẻ Lê Thị Sen, đang làm việc tại Nhà hát chèo Quân đội, được rèn giũa trong môi trường âm nhạc dân gian chèo tại trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, là một trong số những nghệ sĩ đã hướng dẫn cho các thí sinh của Đồ Rê Mí trong show diễn Dân gian vừa lên sóng tối 1/9  chia sẻ: “Làn điệu Lới Lơ được bắt nguồn từ vở chèo cổ Kim Nham ( hoặc có tên khác là vở chèo cổ Súy Vân). Đây là làn điệu khởi nguồn cho những kì học chèo nâng cao. Tôi nghĩ nếu hát được làn điệu này, thì giọng hát của người ca sĩ sẽ khá lên rất nhiều vì có những đoạn lên cao xuống thấp sẽ rất tốt cho việc rèn luyện trong nghề.”

Mong muốn có thể tái hiện nét văn hoá đặc trưng vùng miền trên khắp cả nước, bên cạnh những làn điệu dân ca quen thuộc của hai miền Nam Bắc thì những bài dân ca như Hò hụi Bình Trị Thiên của ba tỉnh Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên cũng được Đồ Rê Mí làm sống lại rất đỗi chân thực và gần gũi. Yếu tố quan trọng nhất khi hát Hò hụi Bình Trị Thiên chính là ngữ điệu, tiếng địa phương vì mỗi vùng miền có một ngữ điệu riêng chính là cách để người nghe biết được đó là dân ca của vùng nào.

Được hỏi về quan điểm trên, giảng viên thanh nhạc, ca sĩ opera Huyền Nga – người trực tiếp hướng dẫn các bé Đồ Rê mí trong quá trình luyện thanh cũng chia sẻ: “Trong show diễn chủ điểm chọn các bài hát dân gian cho các thí sinh của Đồ Rê Mí thể hiện khả năng ca hát chính là một điểm rất mới trong chương trình năm nay. Tất cả các show trên truyền hình về âm nhạc dành cho người lớn cũng như cho trẻ em hiện nay đều có những thí sinh chọn bài hát nước ngoài, tiếng anh hoặc bài hát người lớn. Thế nhưng, chúng ta đều biết văn hóa của chúng ta có rất nhiều làn điệu âm nhạc dân gian khác nhau như chèo, tuồng, cải lương, dân ca, … một số làn điệu dân ca còn được công nhận là văn hóa phi vật thể. Vì thế bản thân tôi thấy các bé Đồ Rê Mí đã dũng cảm thể hiện, hăng say tập luyện bài hát giai điệu dân ca của quê hương mình là điều rất đáng khích lệ”.

 

 “Các con trong những buổi đầu tiên cũng rất khó khăn trong việc nghe để nắm được các làn điệu hoặc cái quãng của âm nhạc dân gian. Trong nền âm nhạc dân gian Việt Nam ta có ngũ âm, đấy là âm giai rất khó để nghe khi các con luyến láy. Điều đó đòi hỏi một làn hơi trường sức để có thể điều chỉnh sao để lúc thì nhấn nhá lúc thì lơi ra cho giai điệu nó mượt mà”, Huyền Nga cho biết thêm.

Nhạc sĩ  Lưu Thiên Hương cũng chia sẻ: “Cá nhân tôi rất ủng hộ Đồ Rê Mí đưa văn hóa dân gian vào nội dung chương trình, bởi như chúng ta đã biết, giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là điều cần thiết, và nhất là văn hóa dân gian lại được thể hiện qua âm nhạc – vốn dễ nghe, dễ hiểu.”

 

Cô cho rằng phần lớn các bài hát đều ca ngợi cuộc sống lao động của nhân dân với tinh thần khỏe khoắn, yêu đời, yêu cuộc sống, đặc biệt qua cách thể hiện của các em nhỏ, những làn điệu này đã trở nên sống động hơn rất nhiều. Bên cạnh những ý kiến cho rằng trẻ em không nên hát những bài giao duyên của người lớn, nhưng nhạc sĩ trẻ Lưu Thiên Hương lại nghĩ điều quan trọng chính là các thí sinh nhỏ tuổi của Đồ Rê Mí đang thể hiện nét văn hóa truyền thống qua những bài hát dân gian của cha ông từ bao đời nay.

Có thể nói show diễn dân gian đậm chất văn hoá dân tộc với các làn điệu dân ca, quan họ, chèo, hò... tái hiện chân thực đời sống tinh thần, văn hoá lao động các vùng miền đất nước chính là một điểm sáng của Đồ Rê Mí Đôi 2013 giữa rất nhiều chương trình truyền hình thực tế dành cho trẻ em hiện nay.
-----------------------------------------------
Sửa chữa điều hòa tại Hà Nội Lich van nien Lễ ăn hỏi Tu vi Xem boi Xem ngay tot xau Lich am

Final Fantasy II

About Final Fantasy II

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :