Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Kích hoạt năng khiếu tiếng Anh trong hè cho trẻ

TS. Nguyễn Minh Đức - Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm, Giám đốc Trung tâm tham vấn học đường - Học viện Quản lý giáo dục, cho rằng tiếng Anh cũng là một năng khiếu và các bậc phụ huynh nên tận dụng khoảng thời gian hè để kích hoạt năng khiếu này của con đúng phương pháp.


Ngoại ngữ là năng khiếu cần kích hoạt đúng cách

- Thưa TS, được biết ông đã có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực Giáo dục trẻ thông minh sớm (từ lúc mang thai) cũng như các phương pháp giúp trẻ phát triển năng khiếu ngoại ngữ. Vậy, đối với các trẻ lớn hơn, từ 6 – 15 tuổi thì sao, thưa ông?
TS.Nguyễn Minh Đức - Viện trưởng viện nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm

Theo tôi, việc phát triển trí thông minh cho trẻ nên được quan tâm và thực hiện càng sớm càng tốt bằng các phương pháp khoa học hiện đại, đặc biệt là những phương pháp kích thích được hứng thú, ham muốn học tập và tính tích cực tư duy của trẻ.

Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn chưa được áp dụng phổ biến ở Việt Nam. Thường là khi các em bắt đầu đi học (6 tuổi) thì đa số các bậc phụ huynh mới thực sự quan tâm đến năng khiếu và khả năng tiếp thu của con. Ở lứa tuổi này, các em bắt đầu có những diễn biến tâm lý khá phức tạp giữa xu hướng gắn bó tình cảm - đôi khi thái quá - với gia đình và xu hướng xã hội hóa, đôi khi cực đoan - xem các thầy cô là thần tượng tuyệt đối về tri thức khoa học. Chương trình giáo dục trẻ thông minh sớm theo các phương pháp mới sẽ giúp các em khắc phục những nguy cơ lệch lạc về tâm lý theo hai xu hướng trên.

Ngoại ngữ là một trong các loại trí thông minh tiềm ẩn của trẻ nhỏ (hay nói cách khác đây cũng chính là một loại năng khiếu) cần được phát hiện và kích hoạt đúng cách. Đúng cách ở đây tức là phải tạo cho trẻ một môi trường vui chơi một cách tự nhiên, có nhiều cảm xúc tích cực và có định hướng giáo dục, qua đó kích thích trẻ bộc lộ năng khiếu.

Đối với trẻ từ 6 - 15 tuổi thì thời gian hè là thích hợp nhất để làm việc này, vì đây là lúc trẻ không còn chịu áp lực của chương trình học chính khóa trên lớp.

- Như vậy, có phải thời gian nghỉ hè chỉ nên cho con chơi mà không học hè không, thưa TS?

Tất nhiên là không nên chỉ để cho con chơi mà không học. Rất tiếc là vẫn còn nhiều người chưa ý thức được những hậu quả tiêu cực của xu hướng vui chơi tự do, thiếu định hướng học tập. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là một mô hình học mà chơi, chơi mà học, giúp trẻ được có được một môi trường học tập mới, với những hứng thú và trải nghiệm mới để trẻ có thể phát huy tối đa năng khiếu ngoại ngữ của mình.

Bằng những quan sát thực tế, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy một sai lầm khá phổ biến của nhiều bậc phụ huynh là để cho các con tận dụng thời gian hè “xả hơi” thái quá, bằng cách ngồi trước màn hình chơi game, lướt web nhiều mà ít tương tác trực tiếp với các bạn, ít chú ý thu thập thêm những loại nguyên liệu quan trọng giúp cho não bộ tư duy sáng tạo, giúp phát triển hài hòa các loại trí thông minh đa dạng. Và hậu quả là sau mấy tháng nghỉ hè, nhiều em không chỉ bị giảm sút khả năng trí tuệ mà mất luôn cả hứng thú, thói quen, nề nếp học tập. Đó là cái giá phải trả lớn nhất của vui chơi tự do.

Nên cho trẻ tham gia vào Câu lạc bộ hè

- Hiện tại các trường đều có chương trình học hè, vậy có cần thiết cho con đi học thêm các khóa học hè khác không?

Hiện tại đa số các trường đều có chương trình học hè. Tuy nhiên xu hướng học hè của nhiều trường thường là nặng về lý thuyết. Nếu có điều kiện, các bậc phụ huynh có thể cho con đi học thêm các khóa học hè khác theo phương pháp học mà chơi, học trong các sinh hoạt Câu lạc bộ theo hứng thú và sở thích để giúp cho các em được thư giãn thoải mái mà vẫn giữ được hứng thú, đam mê và cả nề nếp học tập để có thể tiếp tục học lên sau kỳ nghỉ hè.
Thời gian hè nên để trẻ vừa học vừa chơi. Ảnh minh họa
- Quay trở lại với năng khiếu ngoại ngữ của trẻ, TS cho rằng bản thân ngoại ngữ cũng là một năng khiếu, vậy làm thế nào để kích hoạt được năng khiếu này của trẻ tốt nhất, thưa TS?

Ngoại ngữ là một năng khiếu đặc biệt, có thể bộc lộ ở đa số trẻ nhỏ nhưng lại nguội tắt ở đa số người lớn, do thiếu sự kích hoạt ban đầu và thiếu môi trường sử dụng.

Do vậy, cần kích hoạt sớm năng khiếu ngoại ngữ và cần thường xuyên củng cố năng khiếu này theo phương pháp mới, có người bản xứ giảng dạy, với các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ giao lưu, trao đổi,…

Ở Hà Nội, tôi đánh giá cao mô hình CLB năng khiếu bằng tiếng Anh của Trung tâm Language Link Việt Nam. Hình thức học nhẹ nhàng, vui vẻ theo kiểu học mà chơi, không áp đặt trẻ bằng những công thức ngữ pháp cứng nhắc giúp trẻ yêu thích môn học, ghi nhớ dễ dàng hơn, rèn luyện được các kỹ năng sử dụng ngoại ngữ một cách tự nhiên và có hiệu quả hơn rất nhiều so với cách học nhồi nhét. Hình thức tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ cho các em trao đổi về các chủ đề gần gũi với cuộc sống thực và cả những đề tài văn học, nghệ thuật như vậy sẽ đem lại hiệu quả cao cho việc học tiếng Anh.

- Học tiếng Anh thông qua các hoạt động năng khiếu khác liệu có ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của trẻ hay không thưa TS?

Không những không gây hậu quả tiêu cực đến trẻ mà đây còn là một xu hướng mới, rất có hiệu quả, góp phần đem lại kết quả cao nhất và lâu bền nhất. Vì khi được học về những chủ đề mà mình quan tâm, trẻ sẽ thích thú và không căng thẳng.

Một sai lầm khá phổ biến của người lớn khi dạy ngoại ngữ cho trẻ là thường nói những chủ đề người lớn thích, không chú ý những chủ đề nằm trong vùng hứng thú và cảm xúc của trẻ, khiến trẻ dễ chán.

Nếu bắt trẻ học theo cách phải nắm vững ngữ pháp, nhớ chính xác từ vựng (tức là theo cách tự học của nhiều người lớn trước đây), trẻ lại càng dễ chán hơn, vì điều này trái với quy luật phát triển tâm sinh lý của trẻ. Trẻ em là trẻ em, không phải là người lớn thu nhỏ ! - Đó là một luận điểm đã được các triết gia và các nhà tâm lý học, giáo dục học hiện đại khẳng định. 
Tra cuu diem thi tot nghiep THPT Tra cuu diem thi lop 10 Tra cuu diem thi       

Final Fantasy II

About Final Fantasy II

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :