Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Lại cấm mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi

Chiều ngày 30.6, Bộ GD-ĐT đã có công điện gửi chủ tịch hội đồng tuyển sinh các trường ĐH, CĐ chỉ đạo về việc tổ chức thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay.

Theo đó, Bộ đã có hướng dẫn chi tiết về các vật dụng trái phép sẽ không được mang vào phòng thi bao gồm máy ghi âm, ghi hình, chụp ảnh… có chức năng nghe được âm thanh hay xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ; hoặc thiết bị không có chức năng này nhưng được dùng để ghi lại thông tin nhằm gian lận trong quá trình chấm thi.

Mẹo vặt: Giúp trẻ nói tiếng Anh tốt

Ngày nay, tiếng Anh trở thành một phần không thể thiếu trong hành trang đến tương lai. Nhưng học ở trường nhiều khi vẫn chưa đủ. Tiếng Anh sẽ trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn nếu các bậc cha mẹ dành thời gian cùng học với con.

Sau đây là một vài gợi ý của cô Paula Hanna, Giám Đốc Học Vụ Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo, dành cho các bậc phụ huynh để có thể cùng học tiếng Anh với con của mình, giúp bé phát triển các kỹ năng và xây dựng niềm đam mê học tiếng Anh của trẻ:

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Học sinh có thể lựa chọn các chương trình tiếng Anh

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, nhằm nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh (HS) phổ thông nên trong năm học 2012 - 2013 sẽ có nhiều chương trình tiếng Anh để HS lựa chọn.

Ở bậc tiểu học, có 3 chương trình như: Tiếng Anh của Bộ GD-ĐT dành cho HS bắt đầu từ lớp 1, thời lượng 4 tiết/tuần. Kết thúc bậc học, HS đạt trình độ A1 (Movers) có thể được chuyển qua học chương trình tiếng Anh tăng cường; Chương trình tiếng Anh tăng cường, thời lượng 8 tiết/tuần, hết lớp 5 HS phải đạt chứng chỉ Flyers; Chương trình tiếng Anh tự chọn, thời lượng 4 tiết trở lên/tuần.

Máy ghi âm, ghi hình được vào phòng thi ?

Trong khi mọi công tác chuẩn bị cho thi tuyển sinh đã hoàn tất thì hôm qua Bộ GD-ĐT bất ngờ sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng, với những nội dung bị chỉ trích là “tăng độ phức tạp” trong công tác coi thi.

Ngày 29.6, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012. Trong đó thay đổi quy định các vật dụng không được mang vào phòng thi như sau: “Không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, giấy than, bút xóa, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi. Không được hút thuốc trong phòng thi”.

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Chống tiêu cực thi cử - Cách nào?

Vừa khép lại kỳ thi TN THPT, thi vào lớp 10 các trường công lập. Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2012 đang tới, các kỳ thi khác dành cho công chức viên chức, thi cao học, nghiên cứu sinh liên tục diễn ra, ĐĐK mở Diễn đàn "Chống tiêu cực thi cử - Cách nào?” với mong muốn đóng góp nhiều ý kiến thật khách quan, khoa học nhằm chống tiêu cực trong thi cử, sao cho các kỳ thi có sự đánh giá công bằng mọi thí sinh, tiến tới thi không tiêu cực. Mong độc giả gần xa tham gia hưởng ứng.

Vừa khép lại kỳ thi TN THPT, thi vào lớp 10 các trường công lập. Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2012 đang tới, các kỳ thi khác dành cho công chức viên chức, thi cao học, nghiên cứu sinh liên tục diễn ra, ĐĐK mở Diễn đàn "Chống tiêu cực thi cử - Cách nào?” với mong muốn đóng góp nhiều ý kiến thật khách quan, khoa học nhằm chống tiêu cực trong thi cử, sao cho các kỳ thi có sự đánh giá công bằng mọi thí sinh, tiến tới thi không tiêu cực. Mong độc giả gần xa tham gia hưởng ứng.

Áp lực hè

Ai cũng có một thời cắp sách đến trường và được sống những tháng hè thoải mái, được chơi đùa thỏa sức mà không sợ thầy cô trách cứ, bố mẹ la mắng, không phải vùi đầu vào đống bài vở. Đó là những ngày sung sướng nhất bởi được hòa mình với thiên nhiên, đồng quê yêu dấu với những thú bắt cua cáy, đi câu hay bẫy chim, thả diều trên bờ đê có bao loài hoa cỏ dại.

Còn học trò bây giờ? Thật khổ! Các cháu phải học ngày, học đêm với bao áp lực. Nào học ở trường, học thêm ở nhà cô giáo. Cha mẹ còn mời gia sư dạy con. Một thực tế là hè, học sinh phải học nhiều hơn. Nhiều phụ huynh bắt con học thêm hết môn này đến môn khác, cả học trước chương trình, học các môn năng khiếu. Rồi các bé 6 tuổi chuẩn bị vào lớp một, bố mẹ lo chạy thầy để học chữ trước vì sợ con bàn dân học mà con mình mù tịt thì gay!

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Vụ gian lận thi cử ở Bắc Giang: Xử lý chưa triệt để?

Liên quan đến kết luận thanh tra về gian lận thi cử tại Bắc Giang, bên hành lang Quốc hội, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Thân Văn Khoa khẳng định, năm nay kết quả tốt nghiệp hơn 99% của Bắc Giang đánh giá được thực chất quá trình dạy học của tỉnh.
“Đồi Ngô là trường dân lập, có vấn đề trong quản lý, giảng dạy. Tiêu cực trong thi cử ở Đồi Ngô không phải là tình trạng phổ biến ở Bắc Giang” - ông Thân Văn Khoa nhấn mạnh. Việc làm của thí sinh quay clip đã phản ánh được sự vi phạm quy định của hội đồng thi. Nếu thí sinh không dũng cảm quay clip, sẽ không biết được sai phạm này.

Thi tuyển vào lớp 10 - Đề văn hay, khơi gợi cảm xúc học sinh

Ngày 21-6, tại TPHCM, 50.624 thí sinh bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2012. Kỳ thi lớp 10 năm nay được tổ chức với 92 hội đồng thi (80 hội đồng thường, 12 hội đồng chuyên). Theo đánh giá của Sở GD-ĐT TPHCM, ngày thi đầu tiên đã diễn ra an toàn và nghiêm túc, không có sự cố nào xảy ra.
Trong buổi sáng thi môn văn, hầu hết các thí sinh kết thúc bài thi trong tâm trạng thoải mái và phấn khởi. Theo nhận định của thí sinh tại TPHCM, đề thi môn văn khá hay, các câu hỏi trong đề thi không chỉ tạo cơ hội cho học sinh được quyền lựa chọn mà còn nêu lên những vấn đề thực tế trong xã hội bằng chính suy nghĩ của bản thân.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Thương học trò nên “nhắm mắt làm ngơ”

Những người trong cuộc đã đưa ra nhiều lý giải để giải thích cho kỷ lục tốt nghiệp THPT trong kỳ thi năm nay.

Kết quả tốt nghiệp THPT kỷ lục 98,97%:
Không có cảnh bắc thang trèo tường nhảy vào khu vực thi ném bài, trường thi yên ả nhìn từ bên ngoài. Nhưng bên trong thì sao? Chỉ những người coi thi, chấm thi mới hiểu rõ nhất.

Lật tẩy nhiều chiêu trò trong liên kết đào tạo thạc sĩ

Việc TTCP kiến nghị không công nhận 2000 bằng cử nhân, thạc sĩ trong chương trình liên kết đạo tạo mới đây đã tạo ra những tranh luận nóng về chuyện quản lý giáo dục hiện nay.

Những năm vừa qua, Việt Nam bùng nổ các hình thức đào tạo liên doanh, liên kết chương trình đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với các trường ĐH ở nước ngoài. Nhập nhằng, lạm dụng và có quá nhiều sai phạm là những từ ngữ chính xác để miêu tả hoạt động của các mô hình giáo dục này.

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Vượt 'bẫy'...thi trắc nghiệm

Nếu không để ý kỹ đề thi thì bạn sẽ rất dễ bị đánh lừa. Do đó, kĩ năng "tìm bẫy, phá bẫy" khi làm bài là rất quan trọng đấy!

Thi trắc nghiệm là một phần không thể thiếu trong các kì thi. Nhiều bạn cho rằng hình thức thi này rất dễ vì không phải trình bày cẩn thận và tính toán nhiều, thậm chí không làm được có thể khoanh bừa, biết đâu trúng. Tuy nhiên, teen nên cẩn thận với hình thức thi này vì chỉ cần chọn sai thôi là bạn mất điểm rồi.
Nhiều bạn ra khỏi phòng thi hớn hở vì làm xong hết và cho rằng đề đơn giản nhưng sau đó khi ngã ngũ ra mới biết mình làm nhầm. Đề thi không đơn giản như vẻ ngoài của nó, nếu không để ý một cách cẩn thận thì sẽ rất dễ bị đánh lừa. Tìm cách phá bẫy nào!

Thi tốt nghiệp THPT: Có còn cần thiết?

Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, một câu hỏi tiếp tục được lặp lại: "Bộ GD&ĐT có dự kiến thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm tiếp theo?".

Vẫn biết chuyện đổi mới thi cử phải gắn liền với đổi mới giáo dục một cách toàn diện. Nhưng con số về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm lên tới gần 100% ở các địa phương đã làm nhiều người đặt câu hỏi: Kỳ thi có còn cần thiết?

Tỷ lệ đỗ cao chưa phản ánh thực chất kết quả giáo dục

Xét tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT những năm gần đây: Năm 2009, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung bình cả nước gần 84%. Năm 2010, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 93% và năm 2011, tỷ lệ đỗ là 96%. Như vậy, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm vẫn tăng đều. Năm 2012, mặc dù chưa có kết quả chính thức, nhưng dự kiến tỷ lệ đỗ tốt nghiệp không dưới 90%.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn II

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục dự án Phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn II, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Nhân lực ngành tài nguyên-môi trường thiếu và yếu

Nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường “vừa thiếu vừa yếu” là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển tại hội thảo “Đào tạo, phát triển nhân lực ngành tài nguyên môi trường giai đoạn 2012-2020” diễn ra ngày 14/6, tại Hà Nội.

Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cho biết sau 10 năm thành lập, đến nay, nguồn nhân lực của ngành tài nguyên môi trường không ngừng gia tăng, với 12.000 cán bộ ở cấp Trung ương và 45.000 cán bộ cấp địa phương. Nguồn nhân lực này chủ yếu chuyên về lĩnh vực đất đai, trong khi môi trường, khoáng sản, khí tượng thủy văn... còn rất thiếu. Nguồn nhân lực của ngành không những yếu về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu về số lượng mà còn yếu cả về cơ cấu.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Thế nào là... “về cơ bản, kỳ thi diễn ra nghiêm túc”?

Nếu như theo nhận định “kỳ thi diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế” của Bộ Giáo dục – Đào tạo, thì vụ ném phao thi ở Bắc Giang là của một... nước khác, không phải xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua tại Việt Nam.

Tối 11.6, Bộ Giáo dục – Đào tạo phát đi thông báo tiếp tục khẳng định: "Về cơ bản, kỳ thi đã diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế", sau khi nhiều ý kiến cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 diễn ra lộn xộn, tiêu cực, mà điển hình là tại Trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang).

Xử lý các sự cố về đề thi

Trong quá trình tổ chức thi, tuyển sinh, việc xử lý các sự cố bất thường của đề thi thường gây lúng túng cho các hội đồng thi và hoang mang cho thí sinh. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), trong trường hợp sai sót (có thể từ đề thi gốc hoặc do sao chụp, in sao), cán bộ coi thi phải báo cáo ngay hội đồng tuyển sinh (HĐTS) trường và HĐTS trường báo cáo ngay Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD và ĐT để có phương án xử lý thích hợp.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Gian lận thi cử nghiêm trọng ở Bắc Giang: Chấm thanh tra toàn bộ bài thi

Một trong những thông tin mới nhất trong vụ vi phạm nghiêm trọng tại kỳ thi tốt nghiệp THPT ở hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) là Sở GD-ĐT đã quyết định sẽ tổ chức chấm thanh tra toàn bộ bài thi của thí sinh (TS) tại hội đồng này.

Gian lận thi cử nghiêm trọng ở Bắc Giang: Chấm thanh tra toàn bộ bài thi
Cảnh các thí sinh thoải mái chép bài của nhau trong clip - Ảnh: chụp lại từ clip

“Đưa tin quá nhiều gây hiệu ứng không tốt”

 Đó là nội dung được thể hiện tại văn bản của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký ngày 11-6 “về việc xem xét, xử lý sai phạm tại hội đồng thi THPT dân lập Đồi Ngô”.

Tại cuộc giao ban báo chí trung ương sáng qua, ông Hiển đã nhắc lại một đoạn trong văn bản mình ký.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Cẩn trọng với luyện thi cấp tốc

Gần một tuần tìm hiểu các trung tâm luyện thi (TTLT) ĐH tại TP.HCM, nhóm PV Giáo dục Báo Thanh Niên phát hiện ra nhiều chiêu trò của các trung tâm.

Mạo danh trường ĐH

Trường THCS và THPT Nguyễn Tri Phương tại địa chỉ số 44 Hoàng Việt (Q.Tân Bình) treo băng rôn khổ lớn chiêu sinh luyện thi. Dưới tên trường này có hàng chữ Trung tâm ngoại ngữ kinh tế thương mại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Vì vậy, Trường Nguyễn Tri Phương quảng cáo luyện thi tất cả các khối, đặc biệt là khối A1 vào ĐH Kinh tế TP.HCM. Đó là chưa kể dù là trường phổ thông nhưng trường này quảng cáo tuyển sinh chính quy các ngành dược, điều dưỡng, kế toán, tài chính - ngân hàng… bậc TCCN.

Theo tìm hiểu, đây là trụ sở của Viện Khoa học phát triển nhân lực quốc tế Sài Gòn. Giám đốc của Viện này cũng chính là Chủ tịch HĐQT của Trường THCS - THPT Nguyễn Tri Phương. Vì vậy, nơi đây chỉ tiếp nhận thông tin còn đăng ký và học thì phải qua cơ sở chính của Trường Nguyễn Tri Phương ở 61A Bùi Quang Là (Q.Gò Vấp). Trong lúc đăng ký học, chúng tôi được tư vấn nếu tìm thêm được 5 người đến đăng ký thì mỗi người sẽ được giảm học phí 10% khóa đó!

Phối hợp sức mạnh các lực lượng phòng chống, giảm nhẹ thiên tai trong giáo dục

Sáng nay (11/6), dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Bộ GD&ĐT tổ chức lễ công bố kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020 và hội thảo cam kết xây dựng kế hoạch hỗ trợ tổ chức thực hiện của nhóm điều phối giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp.
Lễ công bố kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020 và hội thảo cam kết xây dựng kế hoạch hỗ trợ tổ chức thực hiện của nhóm điều phối giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Thi tốt nghiệp: Lối thoát nào khỏi cảnh “Bỏ thì thương, vương thì tội”?

Kiến thức hay thành tích?
Áp lực học trước, học thêm, thi cử hết vào trường chuyên lại tới lớp chọn… có lẽ khiến cho ít học sinh nước nào trên thế giới khổ như học sinh VN hiện nay. Nhưng trào lưu chung giờ đây (không hiểu vì sao) lại như vậy, khiến cứ nói đến học và thi thì hầu như bất kỳ ai trong xã hội cũng… hãi, chứ đâu chỉ học sinh và các bậc phụ huynh.
Có lẽ cũng chính bởi thế, lý do được phía Nói Không với kỳ thi này viện dẫn ra rất nhiều, với minh chứng mới nhất là vụ tiêu cực thi cử vừa “bị lộ” tại Bắc Giang. Những gì họ nói xem ra đều rất có lý, nhất là khi thủ phạm “bệnh thành tích” dường như chẳng còn thèm “dấumặt” ngay cả trong các kỳ thi với sự giám sát, bảo vệ trong ngoài tầng tầng lớp lớp

Lò luyện thi – thật giả lẫn lộn

Thời điểm kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, các sĩ tử bắt đầu “nấu sử sôi kinh” để chuẩn bị mùa thi mới căng thẳng, khốc liệt hơn. Đây cũng chính là thời điểm “vào mùa” của các lò luyện thi cấp tốc.
Lò luyện vắng thí sinh
Tranh giành thí sinh

Dù tại thời điểm “nóng” nhất của kỳ luyện thi ĐH nhưng một thực tế có thể thấy, ở hầu hết các trung tâm luyện thi ở Hà Nội là không khí vắng vẻ hơn hẳn so với mọi năm.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Xét tốt nghiệp THPT dựa vào học bạ

Cách thức thi tốt nghiệp THPT như hiện tại chỉ làm học sinh mất thời gian ôn thi vô bổ, dẫn đến những hành động gian lận và sự giả dối của cả giám thị.

Tôi là người đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011. Qua quan sát, tôi thấy rằng nguyên nhân sâu xa nhất của tiêu cực trong kỳ thi này chính là ý nghĩa của nó. Đơn giản nó là một kỳ thi vô nghĩa nên càng vô nghĩa khi phải giữ gìn trật tự, nghiêm túc trong kỳ thi này.

Sự dối trá và chuyện nực cười của ngành giáo dục

Dư luận cả nước tuần qua dồn tâm điểm chú ý vào đoạn video clip dài 6 phút được tung lên mạng sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc. Clip đã ghi lại toàn cảnh quay cóp ngang nhiên trước mặt giám thị tại điểm thi trường THPT Dân lập Đồi Ngô, Lục Ngạn, Bắc Giang. Đoạn clip đã khiến cả xã hội phải giật mình, thậm chí là rùng mình trước căn bệnh thành tích và sự dối trá của cả nền giáo dục nước nhà…



Thí sinh vô tư để “phao” trên bàn (Ảnh chụp từ clip)

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Cửa cho học sinh rớt tốt nghiệp

Việc không đậu tốt nghiệp THPT chưa phải đã kết thúc con đường học hành. Vẫn còn tới hơn 2 triệu chỉ tiêu vào các trường TCCN và trường nghề với nhiều ngành nghề thu hút. 

Chỉ cần hoàn thành lớp 12
Có hơn 300.000 chỉ tiêu cho các trường TCCN trên toàn quốc. Hầu hết các trường này tuyển học sinh (HS) chưa tốt nghiệp THPT, nghĩa là mới hoàn thành chương trình học lớp 12. Chẳng hạn, năm nay các trường TCCN như Kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh, Tổng hợp Đông Nam Á, Kinh tế kỹ thuật Vạn Tường, Kinh tế kỹ thuật Tây Nam Á... Bên cạnh việc nhận HS đã có bằng tốt nghiệp THPT thì các trường này còn dựa vào học bạ lớp 12 để xét tuyển.
 Cửa cho học sinh rớt tốt nghiệp
HS trường trung cấp nghề Việt Giao (Q.10, TP.HCM) trong giờ thực hành nghiệp vụ khách sạn, ẩm thực

Đổi mới thi cử để chống tiêu cực

Với cách tổ chức thi như hiện nay, đến sát kỳ thi thầy trò vẫn phải vắt chân lên cổ ôn luyện. Trong ảnh: buổi dò bài ôn thi môn địa lý của học sinh lớp 12A2 Trường THPT Marie Curie, Q.3, TP.HCM trước ngày thi

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Được giải, nhưng... lo!

Ở khu vực phía Nam, hiếm có nơi nào như trường THPT An Lạc Thôn (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng): 8 năm liên tiếp, thầy và trò trường này đều nhận được giải thưởng cuộc thi Quốc gia “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước”, trong đó 2 lần được giải nhất, 1 lần được tham dự cuộc thi quốc tế tại Stockholm (Thụy Điển). Đam mê, khát vọng tìm hiểu, nghiên cứu khoa học có thừa, nhưng đến lần dự thi thứ 9 (trao giải ngày 11-6, tại Hà Nội), thầy trò trường THPT An Lạc Thôn không thể đi nhận giải vì... thiếu tiền.

Rất nhiều giải thưởng
Cuộc thi Quốc gia “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước” được tổ chức hàng năm dành cho học sinh các trường trung học phổ thông hoặc trung học dạy nghề của Việt Nam, dưới 20 tuổi, do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp tổ chức.

Bộ trưởng GD-ĐT trả lời chính thức vụ "ném phao"

Ngày 7/6, bên lề phiên họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Phạm Vũ Luận đã có cuộc trả lời báo chí về xử lý vụ tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2012 tại Bắc Giang.

- Quan điểm của Bộ trưởng về vụ tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2012 vừa xảy ra tại Bắc Giang?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Vi phạm ở Hội đồng thi tốt nghiệp Trường Trung học phổ thông Dân lập Đồi Ngô, tỉnh Bắc Giang là nghiêm trọng. Bộ Giáo dục Đào tạo đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang chỉ đạo Sở Giáo dục Đào tạo Bắc Giang và các cơ quan chức năng khẩn trương xác minh để sớm có kết luận và xử lý nghiêm theo quy chế hiện hành, đồng thời công khai trên công luận.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Dạy con học tại nhà để tránh “cưỡng bức giáo dục“?

Người Việt có suy nghĩ chung giống nhau rằng, "phàm" đã là trẻ con thì phải đi học, để được thầy cô dạy dỗ nên tài, nên người. Thế nhưng, đã và đang có những gia đình, những ông bố bà mẹ thay vì cho con đến trường đã để con ở nhà tự dạy.
Cậu bé không thích đến trường

Bốn kỹ năng TOEIC “lấy điểm” nhà tuyển dụng

Lớp TOEIC đặc biệt
Như chúng ta đã biết, TOEIC là từ viết tắt của Test of English for International Communication. Đây là một chứng chỉ do Viện khảo thí Hoa Kỳ ETS cấp. Các bài thi lấy chứng chỉ TOEIC sử dụng nền tảng tiếng Anh thương mại và chứng chỉ này có giá trị trong vòng 2 năm.


Học viên tại Trung tâm Anh ngữ VATC 

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Gian lận trong thi cử: Nói Không mà vẫn Có

Đã từ lâu, hầu như chẳng năm nào mà mỗi dịp thi cử ngành GDĐT lại không phải chịu bao lời phê phán, chỉ trích. Hết mổ xẻ bệnh thành tích, bệnh hình thức, lại tới nguyên nhân trượt dốc, xuống cấp… Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông này lại vẫn “bổn cũ soạn lại”.

Gian lận trong thi cử

Kích hoạt năng khiếu tiếng Anh trong hè cho trẻ

TS. Nguyễn Minh Đức - Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm, Giám đốc Trung tâm tham vấn học đường - Học viện Quản lý giáo dục, cho rằng tiếng Anh cũng là một năng khiếu và các bậc phụ huynh nên tận dụng khoảng thời gian hè để kích hoạt năng khiếu này của con đúng phương pháp.


Ngoại ngữ là năng khiếu cần kích hoạt đúng cách

- Thưa TS, được biết ông đã có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực Giáo dục trẻ thông minh sớm (từ lúc mang thai) cũng như các phương pháp giúp trẻ phát triển năng khiếu ngoại ngữ. Vậy, đối với các trẻ lớn hơn, từ 6 – 15 tuổi thì sao, thưa ông?
TS.Nguyễn Minh Đức - Viện trưởng viện nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT: Số thí sinh vi phạm quy chế giảm gần 1/3 so với năm 2011



Thí sinh tại Hội đồng thi Trường THPT Châu Văn Liêm (TP Cần Thơ) trao đổi sau khi kết thúc ngày thi cuối.

Tự tin đạt kết quả tốt

Trong ngày thi hôm qua, ở cả 2 môn toán và ngoại ngữ, đa số thí sinh (TS) điều nhận định đề dễ và đạt từ 6 điểm trở lên. Các TS cho biết, đề toán có khó hơn năm trước, nhưng cũng vừa sức. Riêng đề Anh văn, TS tự tin nhận định sẽ đạt điểm cao.

Hắc Ngọc Phương Linh - học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), khẳng định: “Em thấy đề Anh văn dễ hơn năm trước, em làm xong bài thì còn dư khoảng 20 phút”. Gia Bảo, cũng là học sinh trường này tự tin: “Đề có 50 câu nhưng chỉ trong 20 phút là em đã làm xong. Em dự đoán mình đạt từ 9,5 điểm trở lên”. Đối với những học sinh có học lực trung bình của Trường THPT Ernst Thalmann (TP.HCM) cũng nhận định đề Anh văn và toán tương đối dễ, sẽ đạt điểm trên trung bình.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Ân hận vì không mang… “phao” thi

 Vừa rời cổng trường gặp bố đến đón, một nữ sinh ngay lập tức than thở: “Biết giám thị dễ thế này con đã làm vài bộ “phao”. Trong phòng các bạn “quay” như gì”. Thấy vẻ mặt mếu máo của cô con gái người bố động viên: “Thôi không sao con ạ”

Đó là cuộc đối thoại mà chúng tôi chứng kiến được tại Hội đồng thi trường THPT Vân Tảo (Hà Nội) khi mà môn thi Ngữ Văn sáng nay (2/6) kết thúc. Lời chia sẻ của nữ sinh này ngay lập tức được thể hiện khi mà nhiều thí sinh khi sau khi rời trường bắt đầu “xả phao” ra khu vực xung quanh.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Hà Nội: Rà soát từng phòng thi để đảm bảo an toàn

Hiện tại các điểm thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng cho buổi thi đầu tiên vào ngày mai. Lãnh đạo nhiều điểm thi đã yêu cầu các cán bộ coi thi rà soát từng phòng thi đảm bảo an toàn nghiêm túc cho kỳ thi.

Hà Nội: Rà soát từng phòng thi để đảm bảo an toàn
Thí sinh Hà Nội tập trung trước cổng trường chuẩn bị nghe phổ biến Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2012.
 
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, diễn ra trong 3 ngày 2, 3 và 4/6. Với gần 75 nghìn thí sinh đăng ký dự kỳ thi này, Hà Nội đã chuẩn bị 149 hội đồng coi thi với gần 3.200 phòng thi đủ điều kiện cần thiết để phục vụ kỳ thi. Số lượng giáo viên được huy động làm nhiệm vụ coi thi là gần 8.000 người. Sở GD-ĐT đã yêu cầu Hội đồng coi thi từng trường rà soát từng phòng thi nhằm đảm bảo an toàn, nghiêm túc cho kỳ thi. Đặc biệt, Sở đã yêu cầu lãnh đạo các HĐCT tổ chức cho 100% giám thị học tập Quy chế thi.
Sáng nay 1/6, các thí sinh tại Hà Nội đã tới các cụm thi để phổ biến quy chế thi tốt nghiệp. Tại Hội đồng thi THCS Tân Mai có tổng cộng 528 thí sinh dự thi gồm học sinh 3 trường THPT Trương Định, THPT Thăng Long và THPT dân lập Nguyễn Đình Chiểu. Ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch Hội đồng thi cho biết: “Hội đồng gồm 22 phòng thi với 55 giám thị, trong đó có 15 người là giáo viên THCS. Tránh những sai sót đáng tiếc, Hội đồng đã tập huấn thi rất kĩ quy chế cho thí sinh và giám thị cũng như những người làm công tác trong khu vực thi, đặc biệt là nhắc nhở thí sinh nhiều lần về vấn đề điện thoại di động và phao thi”.
Năm nay, Hội đồng thi trường THPT Cầu Giấy có tất cả 4 trường tham gia kỳ thi là THPT Cầu Giấy, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Đông Đô và THPT Nguyễn Tất Thành. Ông Bùi Văn Phúc - Chủ tịch Hội đồng cho hay, toàn Hội đồng có 763 thí sinh dự thi với 32 phòng thi và 80 giám thị coi thi. Để đảm bảo an ninh trong thời gian diễn ra kỳ thi tốt nghiệp, Hội đồng đã bố trí công an, an ninh và hàng chục nhân viên lao công, y tế, tạp vụ... để hỗ trợ thí sinh trong quá trình dự thi.
Còn tại Hội đồng thi THPT Xuân Đỉnh, năm nay có 552 thí sinh dự thi gồm học sinh ở các trường THPT Tây Hồ, Huỳnh Thúc Kháng và Xuân Đỉnh với 23 phòng thi, 57 cán bộ coi thi. Hội đồng thi còn có 3 cán bộ thanh tra Sở, 4 nhân viên an ninh (2 người bảo vệ đề thi, 2 người bảo vệ vòng ngoài) và 1 cán bộ y tế.
Bà Bùi Thị Minh Nga - Chủ tịch Hội đồng thi cho biết: “Đến sáng nay, mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp đã sẵn sàng. Lãnh đạo Hội đồng thi đã kiểm tra từng phòng thi, hệ thống điện chiếu sáng, quạt mát đảm bảo điều kiện tốt cho học sinh làm bài thi. Để đề phòng trường hợp mất điện xảy ra, Hội đồng thi chuẩn bị một máy phát điện công suất lớn, đủ để phát sáng điện trong thời gian thi”.
Tra cuu diem thi tot nghiep THPT Tra cuu diem thi lop 10 Tra cuu diem thi    

Sáng nay, gần 1 triệu thí sinh cả nước thi tốt nghiệp THPT

Sáng nay 2/6, hơn 963 ngàn thí sinh (TS) trên cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 với môn thi đầu tiên là Ngữ Văn. Theo thống kê sơ bộ từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục -Bộ GD-ĐT, số TS dự thi giảm khoảng 8,5% so với năm ngoái.

Trong số 963.571 TS đăng kí dự thi năm nay có 856.271 TS giáo dục THPT và 107.300 TS GDTX. Cả nước có 40.620 phòng thi tại 2.307 hội đồng coi thi với tổng số 124.135 cán bộ, giáo viên tham gia coi thi và 27.472 cán bộ chấm thi.
Điểm mới của kì thi tốt nghiệp THPT năm nay đó là không bắt buộc phải thi theo cụm trường và xóa bỏ hình thức chấm thi chéo liên tỉnh. Bên cạnh đó không còn lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ GD-ĐT cắm chốt ở các địa phương.